Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngành kinh tế chủ yếu ở trong lãnh địa phong kiến là:

  • A. thủ công nghiệp.

  • B. thương nghiệp.

  • C. công thương nghiệp.

  • D. nông nghiệp.

Câu 2: Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình:

  • A. Tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn

  • B. Chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ

  • C. Xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô
  • D. Hình thành các vương quốc phong kiến

Câu 3: Các thủ lĩnh quân sự được ban cấp ruộng đất, phong tước vị, dần trở thành tầng lớp nào trong xã hội phong kiến Tây Âu?

  • A. Nông dân tự do.

  • B. Nông nô.

  • C. Quý tộc quân sự.
  • D. Quý tộc tăng lữ.

Câu 4: Nhà thám hiểm nào đã đi xuống được tận điểm cực nam châu Phi?

  • A. Đi-a-xơ (Dias).
  • B. Cô-lôm-bô (Columbus).

  • C. Ga-ma (Vasco da Gama).

  • D. Ma-gien-lan (Magellan).

Câu 5: Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân Tây Âu giàu lên nhanh chóng, tích lũy được vốn ban đầu nhờ việc?

  • A. làm thuê trong các đồn điền, trang trại.

  • B. thành lập các công ty thương mại.

  • C. xây dựng các xưởng sản xuất quy mô lớn.

  • D. vơ vét của cải, bóc lột thuộc địa.

Câu 6: Đỉnh cao của nghệ thuật Phục hưng, gắn với tên tuổi của hai danh họa nổi tiếng là:

  • A. Lê-nô-na đơ Vanh-xi, Xéc-van-téc.

  • B. Mi-ken-lăng-giơ, Đan-tê.

  • C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ.
  • D. Đan-tê, Xéc-van-téc.

Câu 7: Sự kiện nào đã làm bùng nổ phong trào phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì trung đại?

  • A. Các nhà cải cách công khai phê phán, chống lại Giáo hội.

  • B. Giáo hội công khai đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ.

  • C. Mác-tin Lu-thơ chủ trương xây dựng một giáo hội đơn giản.

  • D. Giáo hội cho phép tự do buôn bán “thẻ miễn tội” (năm 1517).

Câu 8: Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì:

  • A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.

  • B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm
  • C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ

  • D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là chuyển biến quan trọng về kinh tế của Tây Âu trong thế kỉ XIII - XVI?

  • A. Thành thị là những trung tâm kinh tế quan trọng.

  • B. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện.
  • C. Xưởng sản xuất quy mô lớn, công ty thương mại tập trung ở thành thị.

  • D. Chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng chưa có địa vị xã hội tương xứng.

Câu 10: Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, giai cấp tư sản Tây Âu muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội Thiên Chúa, vì:

  • A. giai cấp tư sản muốn củng cố chế độ phong kiến.

  • B. giai cấp tư sản có địa vị và đặc quyền chính trị lớn.

  • C. Giáo hội là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến.
  • D. Giáo hội không cho phép việc mua bán “thẻ miễn tội”.

Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu vào đầu thế kỉ XVI?

  • A. Hình thành các lãnh địa phong kiến.

  • B. Xuất hiện nhiều thành thị, trường đại học.

  • C. Lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô.

  • D. Xuất hiện các công trường thủ công.

Câu 12: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?

  • A. Là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.

  • B. Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô.

  • C. Ngoài địa tô, nông nô phải nộp nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa.

  • D. Nông nô bị đối xử tàn tệ và không có quyền xây dựng gia đình riêng.

Câu 13: Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình:

  • A. Tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn

  • B. Chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ

  • C. Xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô
  • D. Hình thành các vương quốc phong kiến

Câu 14: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?

  • A. Chữ Nho

  • B. Chữ tượng hình

  • C. Chữ Phạn
  • D. Chữ Hin-đu

Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524 là gì?

  • A. Các thế lực bảo thủ đàn áp Tân giáo, gây bất ổn trong xã hội.
  • B. Quý tộc phong kiến liên kết với nông dân để chống lại Giáo hội.

  • C. Giáo hội phủ nhận những tư tưởng tiến bộ, cản trở sự phát triển xã hội.

  • D. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng.

Câu 16: Nội dung nào sau đây diễn tả sự phát triển của thương nghiệp Trung Quốc dưới thời Đường?

  • A. Hình thành những khu vực sản xuất chuyên môn hóa.

  • B. Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất cả nước.

  • C. Nhà nước hạn chế giao thương, cấm buôn bán bằng đường biển.

  • D. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế.

Câu 17: Dưới thời Gúp-ta, tôn giáo chính của Ấn Độ là:

  • A. Phật giáo.

  • B. Hồi giáo.

  • C. Hin-đu giáo.
  • D. Đạo giáo.

Câu 18: Dưới thời Vương triều Đê-li, thương nhân Ấn Độ trao đổi với các nước Trung Á và Tây Á để lấy:

  • A. vải vóc, gia vị.

  • B. đồ trang sức, tơ lụa.

  • C. đồ trang sức, gia vị.

  • D. hàng hóa, ngựa chiến.

Câu 19: Nội dung chủ yếu trong các sáng tác của nhà thơ Kabir là:

  • A. ca ngợi lòng dũng cảm của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh vệ quốc.

  • B. phản ánh hiện thực cuộc sống nghèo khổ của các tầng lớp nhân dân.

  • C. ca ngợi lòng trung thực, sống lương thiện và tinh thần khoan dung.
  • D. mô tả những sự kiện lịch sử, cuộc sống trong cung đình Đê-li.

Câu 20: Hoàng đế A-cơ-ba đã thống nhất lãnh thổ Ấn Độ thông qua con đường:

  • A. truyền bá văn hóa.

  • B. đàm phán ngoại giao.

  • C. di dân, khẩn hoang.

  • D. chiến tranh chinh phạt.

Câu 21: Những nhà khoa học nào đã góp phần thay đổi cách nhìn của con người về Trái Đất, vũ trụ và chống lại những quan điểm bảo thủ của Giáo hội Thiên Chúa?

  • A. Sếch-xpia, Bru-nô, Cô-péc-ních.

  • B. Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.
  • C. Bru-nô, Ga-li-lê, Mi-ken-lăng-giơ.

  • D. Đan-tê, Cô-péc-ních, Ga-li-lê.

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là biến đổi trong xã hội Tây Âu trung đại sau các cuộc phát kiến địa lí?

  • A. Nền kinh tế khép kín trong các lãnh địa phong kiến được củng cố.
  • B. Công trường thủ công, công ty thương mại, trang trại lớn ra đời.

  • C. Quý tộc, thương nhân giàu lên nhờ vơ vét của cải, cướp bóc thuộc địa.

  • D. Nền sản xuất hàng hóa, thương mại ngày càng phát triển.

Câu 23: Trong các thế kỉ XIII – XVI, ở Tây Âu, tầng lớp chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng… có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới, vì họ:

  • A. có địa vị cao trong xã hội phong kiến.

  • B. muốn duy trì chế độ phong kiến chuyên chế.

  • C. muốn củng cố thế lực của Giáo hội Thiên Chúa.

  • D. chưa có địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.

Câu 24: “Một tôn giáo tiện lợi, phù hợp với giai cấp tư sản, được thể hiện rất rõ trong cách bài trí nhà thờ Tin Lành: không có tranh ảnh, tượng thờ, ghế ngồi bằng gỗ cứng. Thậm chí, bên cạnh bục giảng của mục sư còn treo chiếc đồng hồ cát để đếm thời gian thuyết giảng”. Tư liệu đã đề cập đến nội dung nào của cải cách tôn giáo?

  • A. Phủ nhận vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng.

  • B. Phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

  • C. Không thờ tranh tượng, xây dựng một tôn giáo, đơn giản và tiết kiệm.
  • D. Đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh con người sẽ được cứu rỗi.

Câu 25: Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á được mở đầu bằng sự kiện nào?

  • A. Vương quốc Phù Nam sụp đổ trước sự tấn công của Chân Lạp.

  • B. Nhà nước thống nhất của người Việt được thành lập.
  • C. Các quốc gia của người Thái ra đời ở lưu vực sông Mê Nam.

  • D. Vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập ở vùng hải đảo.

Câu 26: Ngành kinh tế chủ yếu của vương quốc Cam-pu-chia dưới thời kì Ăng-co là:

  • A. thủ công nghiệp.

  • B. khai thác lâm thổ sản.

  • C. nông nghiệp.
  • D. đánh bắt cá.

Câu 27: Vương quốc Lan Xang thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

  • A. Ép các nước nhỏ hơn phải thần phục, triều cống.

  • B. Hòa hiếu với láng giềng nhưng cương quyết chống xâm lược.
  • C. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chinh phạt để mở rộng lãnh thổ.

  • D. “Bế quan tỏa cảng”, đóng cửa không giao thương với quốc gia nào.

Câu 28: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Mi-ken-lăng-giơ là:

  • A. tượng vệ nữ thành Mi-lô.

  • B. tượng Đức mẹ sầu bi.
  • C. bức tranh Nàng Mô-na-li-sa.

  • D. bức tranh Bữa tiệc cuối cùng.

Câu 29: Điều kiện tự nhiên nào đã đem đến những thuận lợi để Ấn Độ phát triển nông nghiệp?

  • A. Sông Ấn và sông Hằng tạo ra vùng đồng bằng phù sa màu mỡ
  • B. Diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • C. Ba mặt giáp biển.

  • D. Ấn Độ bị ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ.

Câu 30: Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của nhân dân Chăm-pa thời phong kiến?

  • A. Kinh đô chùa Pa-gan.

  • B. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • C. Đền Ăng-co Vát.

Câu 31: Nội dung nào sau đây không phải là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI?

  • A. Thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
  • B. Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.

  • C. Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.

  • D. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa.

Câu 32: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời là

  • A. phong trào Văn hóa Phục hưng.
  • B. phong trào Cải cách tôn giáo.

  • C. trào lưu Triết học Ánh sáng.

  • D. phong trào Thập tự chinh.

Câu 33: Nguyên nhân nào khiến người Cam-pu-chia phải từ bỏ kinh đô Ăng-co (năm 1432)?

  • A. Những vụ mưu sát, tranh giành địa vị trong triều đình.

  • B. Dân nghèo nổi dậy chống lại triều đình phong kiến.

  • C. Bị người Thái tấn công và cướp phá liên tục.
  • D. Bị thực dân Pháp xâm lược.

Câu 34: Nhà văn hóa, nhà thơ lớn của Ấn Độ dưới thời kì vương triều Đê-li là:

  • A. A-sô-ka.

  • B. Ca-li-đa-sa.

  • C. Kabir.
  • D. Tun-xi Đa-xơ.

Câu 35: Công trình kiến trúc dưới đây là thành tựu của nhân dân Đại Việt thời phong kiến?

  • C. Đền Ăng-co Vát.

  • B. Thánh địa Mỹ Sơn.

  • A. Kinh đô chùa Pa-gan.

  • D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 36: Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự bất ổn trong xã hội Tây Âu thế kỉ XVI - XVII?

  • A. Triều đình châu Âu tài trợ cho các cuộc phát kiến địa lí.

  • B. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng.

  • C. Các thế lực bảo thủ đàn áp những người theo Tân giáo.
  • D. Giai cấp tư sản phát động cuộc đấu tranh vũ trang chống Giáo hội.

Câu 37: Những chính sách cải cách chính trị của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?

  • A. Chính trị Ấn Độ ổn định, quyền lực nhà vua được củng cố.
  • B. Văn hóa phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu đỉnh cao.

  • C. Xã hội Ấn Độ ổn định trên cơ sở dung hòa sắc tộc.

  • D. Xã hội ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Câu 38: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng lý do giai cấp tư sản Tây Âu tiến hành cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến?

  • A. Muốn xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao quyền tự do và giá trị con người.

  • B. Muốn đấu tranh chống lại các giáo lí lỗi thời, lạc hậu của Giáo hội Thiên Chúa.

  • C. Muốn dung hòa quyền lợi với lực lượng phong kiến để bóc lột giai cấp vô sản.
  • D. Muốn phát triển khoa học – kĩ thuật, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ra đời.

Câu 39: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

  • A. Thực dân Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca vào năm 1511.
  • B. Ma-lắc-ca là vương quốc phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.

  • C. Các quốc gia có nền nông nghiệp trù phú như A-út-thay-a, Đại Việt…

  • D. Các quốc gia mạnh về thương mại biển như Mô-giô-pa-hit, Ma-lắc-ca.

Câu 40: Thời kì Ăng-co ở Cam-pu-chia kết thúc bằng sự kiện nào?

  • A. Vua Giay-a-cavs-man II cho xây dựng kinh đô ở phía tây bắc Biển Hồ.

  • B. Người Cam-pu-chia từ bỏ Ăng-co, chuyển về cư trú ở bờ nam Biển Hồ.
  • C. Vua Giay-a-vác-man VII từ bỏ Hin-đu giáo, đặt niềm tin vào Phật giáo.

  • D. Cuối thế kỉ XIII, Ăng-co liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá.


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác