Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 7 Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 7 Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là những nội dung cơ bản của Nho giáo?

  • Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội
  • Nho giáo chủ trương duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo Tam Cương, tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ; Ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
  • Phụ nữ phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và Tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Toàn bộ công trình Tử cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc) bao gồm bao nhiêu gian phòng?

  • 10000 gian phòng
  • 9999 gian phòng
  • 8888 gian phòng
  • 6666 gian phòng

Câu 3:  Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?

  • Tư tưởng của Nho giáo dựa trên mối quan hệ rường cột "Tam Cương, Ngũ thường", quy định mối kỉ cương của đạo đức phong kiến
  • Nho giáo đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện phẩm chất đạo đức;
  • Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tuyệt đối trung thành với vua
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc thời phong kiến là

  • Nho giáo
  • Phật giáo
  • Hồi giáo
  • Thiên Chúa giáo

Câu 5: Nho giáo là?

  • Công cụ tư tưởng sắc bén bảo vệ chế độ phong kiến tập quyền  
  • Công cụ tư tưởng sắc bén bảo vệ chế độ tư bản
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 6: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến là

  • Thánh địa Mỹ Sơn
  • Vạn lí trường thành
  • Phật viện Đồng Dương
  • Đền Bô-rô-bua-đua

Câu 7: Đâu là các tác giả tiêu biểu thời Đường?

  • Lý Bạch
  • Đỗ Phủ
  • Bạch Cư Dị
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Nhà thơ tiêu biểu của Trung Quốc dưới thời Đường là

  • Tào Tuyết Cần
  • Bạch Cư Dị
  • Ngô Thừa Ân
  • La Quán Trung

Câu 9: Đâu là tác phẩm nằm trong "Tứ đại danh tác" của Trung Quốc là?

  • Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung
  • Thủy hử của Thi Nại Am
  • Tây du ký của Ngô Thừa Ân
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Loại hình văn học rất phát triển dưới thời Minh, Thanh là

  • Thơ Đường luật
  • Từ
  • Knh kịch
  • Tiểu thuyết chương hồi

Câu 11: Đâu là các thành tựu tiêu biểu của sử học Trung Quốc thời phong kiến?

  • Bộ sử đồ sộ "Sử ký" của Tư Mã Thiên
  • Hán Thư, Đường Thư, Tống Sử, Minh Sử,...thời Hán
  • Bộ bách khoa đồ sộ thời Minh - Thanh Vĩnh Lạc đại điển, Tứ khố toàn thư
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến là

  • Tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”
  • Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”
  • Vở kịch “Tây Sương Kí”
  • Vở kịch “Đậu Nga oan”

Câu 13: Các loại hình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến là?

  • Kiến trúc cung điện
  • Kiến trúc tôn giáo
  • Kiến trúc lăng tẩm
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm những phát minh nào sau đây?

  • Giấy, thuốc súng, đồ sứ, la bàn
  • Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn
  • Giấy, la bàn, kĩ thuật luyện sắt, thuốc súng
  • Giấy, nghề in, đồ sứ, la bàn

Câu 15: Đâu là các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến?

  • Về kiến trúc có 3 loại hình: kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc lăng tẩm, tiêu biểu là Tử Cấm Thành, chùa Thiên Ninh và Thập Tam lăng
  • Về nghệ thuật điêu khắc: phong phú cả về đề tài và chất liệu, tiêu biểu là tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn
  • Về hội hoạ: nổi tiếng nhất là tranh thuỷ mặc trong đó nghệ thuật vẽ tranh kết hợp chặt chẽ với nghệ thuật viết chữ
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Trong thời phong kiến, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến bởi vì

  • Nó phù hợp với phong tục tập quán của người dân Trung Quốc
  • Nho giáo tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến
  • Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ
  • Nó chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội

Câu 17: Đâu là thành tựu của Nho giáo thời phong kiến?

  • Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến
  • Từ thời Đường, việc tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong các sách của Nho giáo làm đề thi
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 18: Con đường thương mại nổi tiếng nối từ Trung Quốc, qua Tây Á tới châu Âu thời cổ trung đại, được gọi là

  • Con đường bạch ngọc
  • Con đường tơ lụa
  • Con đường lụa trắng
  • Con đường lạc đà

Câu 19: Đâu là các tác phẩm nổi tiếng của thời phong kiến

  • Tam quốc diễn nghĩa 
  • Thủy hử
  • Tây du kí
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Người đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc là

  • Thi Nại Am
  • Tư Mã Thiên 
  • La Quán Trung 
  • Đỗ Phủ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác