Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 chân trời bài 7: Các thành tựu văn háo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 chân trời bài 7 Các thành tựu văn háo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 7: CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA CHỦ YẾU CỦA TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

1. TÌM HIỂU VỀ NHO GIÁO

- Từ thời Hán, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong

kiến. 

- Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

- Từ thời Đường trở đi, việc tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội

dung trong các sách của Nho giáo làm để thi. 

- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo.

2. TÌM HIỂU VỀ VĂN HỌC, SỬ HỌC

- Về văn học:

+ Thơ Đường được coi là đỉnh cao nhất của thơ ca Trung Quốc, có giá trị lớn về nghệ thuật và hiện thực, tiêu biểu là “ba cây đại thụ của làng thơ Đường”: Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.

+ Tiểu thuyết ra đời từ thời Nguyên và đạt đến đỉnh cao dưới thời Minh - Thanh, trong đó bốn tác phẩm được gọi là “tứ đại danh tác” của Trung Quốc là Thuỷ hử (Thi Nại Am); Tam quốc điễn nghĩa (La Quán Trung); Tây du kí (Ngô Thừa Ân) và Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần).

- Về sử học:  

+ Các quan chép sử ở các triều đại khác nhau đã biên soạn được nhiều tác phẩm lịch sử như Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,... 

+ Thời Minh - Thanh còn có những bộ bách khoa đồ sộ như Vĩnh Lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.

3. TÌM HIỂU VỀ KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC, HỘI HỌA

- Kiến trúc: 

+ Khác với phương Tây, kiến trúc Trung Quốc chú trọng chiều rộng hơn là chiều cao và rất đa dạng về loại hình.

+ Nhiều kiến trúc rất hoành tráng như Tử Cấm Thành được coi là quần thể kiến trúc cung điện lớn nhất và đẹp nhất Trung Quốc; Thập Tam lăng là quần thể lăng tẩm lớn nhất Trung Quốc; Vạn Lý Trường Thành - bức thành dài nhất thế giới; chùa Thiên Ninh - chùa có ngôi tháp cổ xây bằng gạch cao nhất thế giới. 

-  Hội hoạ: phong phú về chất liệu: bích hoạ (vẽ trên tường); bạch hoạ (vẽ trên lụa); bản hoạ (vẽ trên giấy),... trong đó nổi tiếng nhất là tranh vẽ bằng mực tàu.

- Điêu khắc: phong phú về đề tài và chất liệu (thạch điêu, mộc điêu) tiêu biểu là tượng Phật trên núi Lạc Sơn,...

=> Kết luận: Những thành tựu văn hoá mà người Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hoá từ các thế kỉ trước. Đồng thời nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 CTST bài 7 Các thành tựu văn háo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, kiến thức trọng tâm lịch sử 7 chân trời sáng tạo bài 7 Các thành tựu văn háo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Ôn tập lịch sử 7 chân trời bài 7 Các thành tựu văn háo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bình luận

Giải bài tập những môn khác