Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1918 - 1923 là?
Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui
- Mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam
- Tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi
- Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công
Câu 2: Vì sao anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn?
- Sau khi chiếm được nước ta, nhà Minh thiết lập bộ máy đô hộ, thẳng tay đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân
- Lê Lợi, hào trưởng vùng Nam Sơn đã tích cực tích trữ lương thực và bí mật tập hợp những người cùng chí hướng để chờ đợi thời cơ khởi nghĩa
- Đông đảo các anh hùng hào kiệt đã tụ về Lam Sơn, chung sức đồng lòng đánh giặc cứu nước để nhân dân được sống yên lành
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
- Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
- Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 4: Những khó khăn của khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa là?
- Dưới sự đàn áp của quân Minh, nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn và chịu những tổn thất lớn, ba lần Lê Lợi phải rút quân lên Chí Linh, có lúc lực lượng chỉ còn 100 người
- Giữa năm 1418, quân Minh vây ráp liên tiếp, nghĩa quân rơi vào tình thế nguy khốn
- Lê Lai - một trong 18 hào kiệt đã hy sinh để cứu Lê Lợi khỏi việc bị truy sát, giải vây cho cuộc khởi nghĩa
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?
- Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai
- Thành lập chính quyền mới
Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan
- Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang
Câu 6: Tại sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An??
- Ông nhận thấy Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông,...,
- Chiếm được Nghệ An, nghĩa quân có thể dựa vào sức người và của cải của Nghệ An để đánh Đông Đô, dẹp yên thiên hạ
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 7: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:
- Trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa
- Trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng
- Trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu
Trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang
Câu 8: Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Do tinh thần yêu nước, đoàn kết của cả dân tộc
- Những người lãnh đạo khởi nghĩa đã đề ra đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn
- Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã biết dựa vào dân, đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An?
- Nguyễn Trãi
- Lê Lợi
Nguyễn Chích
- Trần Nguyên Hãn
Câu 10: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là
- Khởi nghĩa đã lật đổ được ách thống trị tàn bạo của nhà Minh
- Mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 11: Từ tháng 10.1424 đến tháng 8.1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phòng khu vực rộng lớn từ đâu đến đâu?
- Từ Nghệ An vào đến Thuận Hóa
Từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân
- Từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam
- Từ Nghệ An vào đến Quảng Bình
Câu 12: Đâu là tên của các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Lê Lợi
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Chích
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 13: Với thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh phải rút về đâu để cố thủ?
- Nghệ An
- Thanh Hóa
Đông Quan
- Đông Triều
Câu 14: Hồi thề Lũng Nhai xảy ra vào thời gian nào?
- 1424
1416
- 1426
- 1427
Câu 15: Ba đạo quân Lam Sơn tiến quân ra Bác không nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
- Tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch
Giải phóng miền Bắc, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa
- Cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai
- Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang
Câu 16: Hồi thề Lũng Nhai có ý nghĩa gì?
- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, đập tan kế hoạch tấn công của Vương Thông, làm thất bại bước đầu âm mưu của quân Minh, tạo điều kiện vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu huyện
- Mở rộng địa bàn hoạt động, làm bàn đạp để tiến đánh Đông Đô
Anh hùng hào kiệt tụ về Lam Sơn làm lễ thề kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước để nhân dân được sống yên lành
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 17: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý - Trần có điểm gì khác biệt với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc
- Là cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc
- Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc
- Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc
Câu 18: Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động xảy ra vào thời điểm nào?
- 11/1427
11/1426
- 11/1417
- Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 19: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?
Lê Lai
- Lê Ngân
- Trần Nguyên Hãn
- Lê Sát
Câu 20: Hồi thề Đông Quan có ý nghĩa gì?
- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, đập tan kế hoạch tấn công của Vương Thông, làm thất bại bước đầu âm mưu của quân Minh, tạo điều kiện vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu huyện
Chấm dứt chiến tranh
- Mở rộng địa bàn hoạt động, làm bàn đạp để tiến đánh Đông Đô
- Anh hùng hào kiệt tụ về Lam Sơn làm lễ thề kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước để nhân dân được sống yên lành
Xem toàn bộ: Giải bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bình luận