Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung nào sau đây là điểm mới về sản xuất thủ công nghiệp của Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh?
A. Sản phẩm làm ra được nhân dân trao đổi ở nhiều nơi.
B. Được chuyên môn hoá và sử dụng nhiều nhân công.
C. Có nhiều loại hình sản phẩm, do nhân dân làm ra.
D. Xuất hiện các nghề thủ công truyền thống ở nhiều nơi.
Câu 2: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?
A. La Bàn.
B. Kĩ thuật làm giấy.
C. Kĩ thuật in.
D. Bê tông.
Câu 3: Thời phong kiến, văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa nào?
A. Ấn Độ.
B. La Mã.
C. Ai Cập.
D. Nhật Bản.
Câu 4: Tác phẩm văn học nào của Trung Quốc thời phong kiến gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam?
A. Vở kịch “Tây Sương Kí”.
B. Tiểu thuyết “Tây du kí”.
C. Vở kịch “Đậu Nga oan”.
D. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.
Câu 5: Những giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là
A. lãnh chúa và nông nô.
B. nông dân và địa chủ.
C. tư sản và vô sản.
D. nông nô và nô lệ.
Câu 6: Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là
A. phái bảo thủ và phái Cộng hòa.
B. Cựu giáo và Tân giáo.
C. phái cải cách và phái bạo động.
D. phái ôn hòa và phái cấp tiến.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề để các nhà thám hiểm Tây Âu tiến hành các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI?
A. Ước mơ khám phá, chinh phục tự nhiên của con người.
B. Nhu cầu tìm kiếm con đường thương mại mới sang phương Tây.
C. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.
D. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải.
Câu 8: Giai cấp vô sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?
A. Nông dân bị mất ruộng đất.
B. Thợ thủ công bị phá sản.
C. Quý tộc và thương nhân.
D. Nô lệ bị bắt, bị bán.
Câu 9: Nội dung nào sau đây nhận xét đúng về phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Phê phán thành tựu khoa học tự nhiên.
B. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
C. Chỉ diễn ra trên lĩnh vực nghệ thuật.
D. Để cao Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Câu 10: Những đại diện tiêu biểu trong phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu là
A. Pi-e Giôn-sát và Xéc-van-téc.
B. Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.
C. Lê-ô-na đờ Vanh-xi và Mi-ken-lăng-giơ.
D. Ga-li-lê và Cô-péc-ních.
Câu 11: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là
A. sử thi “I-li-át”.
B. sử thi “Đăm-săn”.
C. vở kịch “Sơ-cun-tơ-la”.
D. Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”.
Câu 12: Quá trình xâm nhập của Hồi giáo vào khu vực Đông Nam Á đã đưa đến sự ra đời của quốc gia nào dưới đây?
A. Lan Xang.
B. A-chê.
C. Chăm-pa.
D. Xu-khô-thay-a.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?
A. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
B. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.
C. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
D. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.
Câu 14: Cuộc phát kiến địa lí nào đã kết nối tất cả các châu lục lại với nhau?
A. Phát kiến của C. Cô-lôm-bô.
B. Phát kiến của B. Đi-a-xơ.
C. Phát kiến của Va-xcô đơ Ga-ma.
D. Phát kiến của Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 15: Vương triều nào sau đây có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ vào thế kỉ IV?
A. Vương triều Gúp-ta.
B. Vương triều của Hác-sa.
C. Vương triều Đê-li.
D. Vương triều Mô-gôn.
Câu 16: Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường được phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Đem quân chiếm Nội Mông.
B. Củng cố việc cai trị ở các châu, phủ.
C. Khai thông “con đường Tơ lụa”.
D. Áp dụng chế độ quân điền.
Câu 17: Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?
A. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.
B. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.
C. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.
D. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
Câu 18: Hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX là
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 19: Mục đích chính của giai cấp tư sản Tây Âu khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là để
A. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản.
B. cải biến Ki-tô giáo cho phù hợp với đặc điểm giai cấp mình.
C. khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.
D. xây dựng nền văn hóa mới của mình, chống lại quan điểm Ki-tô giáo.
Câu 20: Một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến là
A. Vở kịch “Đậu Nga oan”.
B. Vở kịch “Tây Sương Kí”.
C. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.
D. Tiểu thuyết “Tây du kí”.
Câu 21: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là
A. thánh địa Mỹ Sơn.
B. đền Ăng-co Vát.
C. Đại bảo tháp San-chi.
D. Thạt Luổng.
Câu 22: Ý nào sau đây đúng về sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang?
A. Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của Lào là thế kỉ XV - XVIII.
B. Thực hiện nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm các nước láng giềng.
C. Lào là một vương quốc lớn mạnh ở lưu vực sông Hồng.
D. Người Lào chủ yếu canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắn, đánh cá.
Câu 23: Vương quốc Lan Xang là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Mi-an-ma.
B. Lào.
C. Cam-pu-chia.
D. Phi-lip-pin.
Câu 24: Trong cuộc kháng chiến chống Tống (981), quân dân Tiền Lê đã học tập kế sách đánh giặc nào của Ngô Quyền?
A. Tiên phát chế nhân.
B. Vườn không nhà trống.
C. Đánh nhanh thắng nhanh.
D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
Câu 25: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Vua nào khởi nghiệp Tiền Lê
Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn”?
A. Lê Hoàn.
B. Lê Long Đĩnh.
C. Ngô Quyền.
D. Đinh Bộ Lĩnh.
Câu 26: Vương quốc Cam-pu-chia ra đời gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Vua Giay-a-vắc-man II lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.
B. Người Gia-va hợp nhất Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp.
C. Sự liên minh giữa các bản làng và mường cổ.
D. Thủ lĩnh Pha Ngừm lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.
Câu 27: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?
A. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.
B. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.
C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.
D. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.
Câu 28: Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Phú Xuân (Huế).
C. Cổ Loa (Hà Nội).
D. Hoa Lư (Ninh Bình).
Câu 29: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?
A. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.
B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.
D. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.
Câu 30: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co?
A. Trở thành một thể lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.
B. Là vương quốc có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất khu vực châu Á.
C. Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng đến Lào và Thái Lan.
D. Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.
Câu 31: Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.
B. Đất nước thái bình, nhân dân ấm no.
C. Đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
D. Đại Cồ Việt bị nhà Tống đô hộ.
Câu 32: Trong các thế kỉ X – XV, tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo của Vương quốc Cam-pu-chia?
A. Thiên chúa giáo.
B. Đạo giáo.
C. Hin-đu giáo.
D. Phật giáo.
Câu 33: Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý?
A. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
C. Quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).
D. Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 34: Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Tiền Lê (981) gắn liền với địa danh lịch sử nào sau đây?
A. Lạng Sơn.
B. Cổ Loa.
C. Sông Mê Công.
D. Sông Bạch Đằng.
Câu 35: Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?
A. Chữ Phạn và Chữ Pa-li.
B. Chữ tượng hình và chữ Nôm.
C. Chữ La-tinh và chữ Hán.
D. Chữ Phạn và chữ Khơ-me.
Câu 36: Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là
A. đô thị cổ Pa-gan.
B. đền tháp Bô-rô-bu-đua.
C. chùa Vàng.
D. Thạt Luổng.
Câu 37: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?
A. Đại bảo tháp San-chi.
B. Chùa Suê-đa-gon.
C. Đền tháp Pa-gan.
D. Hoàng thành Thăng Long.
Câu 38: Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43).
B. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).
C. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603).
D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
Câu 39: Quá trình hình thành của Vương quốc Lào gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Năm 1456, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Khơ-me.
B. Năm 1353, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Lan Xang.
C. Sự liên kết của các xiềng và mường cổ.
D. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa.
Câu 40: Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?
A. Niềm vui lớn.
B. Sự trường tồn.
C. Triệu mùa xuân.
D. Triệu voi
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì I
Bình luận