Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là
A. địa chủ và nông dân.
B. chủ nô và nô lệ.
C. nông dân và nông nô.
D. lãnh chúa và nông nô.
Câu 2. Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?
A. Quý tộc người Rô-ma.
B. Nô lệ được giải phóng.
C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
Câu 3. Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào?
A. Tăng lữ giáo hội.
B. Quý tộc người Giéc-man.
C. Thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
D. Nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng.
Câu 4. Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã
A. tràn xuống nhâm nhập La Mã.
B. hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.
C. tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.
D. sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.
Câu 5. Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều
A. có một lãnh địa riêng.
B. miễn giảm tô, thuế cho nông nô.
C. có một thành thị mang tên mình.
D. lao động vất cả cùng với nông nô.
Câu 6. Cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ được tiến hành vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV.
B. Thế kỉ XV.
C. Thế kỉ XVI.
D. Thế kỉ XVII.
Câu 7. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?
A. Nông dân và nô lệ.
B. Tướng lĩnh quân đội.
C. Lãnh chúa và nông nô.
D. Thương nhân và quý tộc.
Câu 8. Đoàn thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra châu lục nào?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Mĩ.
Câu 9. Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?
A. Mĩ, Anh.
B. Trung Quốc, Ấn Độ.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. Pháp, Đức.
Câu 10. Nhà thám hiểm đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới là
A. B. Đi-a-xơ.
B. Va-xcô đơ Ga-ma.
C. C. Cô-lôm-bô.
D. Ph.Ma-gien-lăng.
Câu 11. Trong các thế kỉ XIV - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 12. Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở thành phố nào?
A. Thành phố Phờ-lo-ren (Italia).
B. Thành phố Luân Đôn (Anh).
C. Thành phố Pa-ri (Pháp).
D. Thành phố Am-xtéc-đam (Hà Lan).
Câu 13. Phong trào Văn hóa Phục hưng được khởi nguồn từ quốc gia nào?
A. Đức.
B. Thụy Sĩ.
C. Italia.
D. Pháp.
Câu 14. Một trong những danh họa nổi tiếng thời Phục hưng là
A. Sếch-xpia.
B. Ga-li-lê.
C. Xéc-van-téc.
D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
Câu 15. Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ:
A. Thế kỉ III.
B. Thế kỉ II.
C. Thế kỉ III trước công nguyên.
D. Thế kỉ II trước công nguyên.
Câu 16. Những tôn giáo nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?
A. Hồi giáo, Đạo giáo.
B. Phật giáo, Đạo giáo.
C. Phật giáo, Hồi giáo.
D. Thiên Chúa giáo, Đạo giáo.
Câu 17. Tên Ấn Độ được bắt nguồn từ:
A. Tên một dòng sông.
B. Tên một ngọn núi.
C. Tên một vị thần.
D. Tên của người sáng lập nên nhà nước đầu tiên.
Câu 18. Ai là người sáng lập nên nhà Lý vào năm 1009?
A. Lý Anh Tông
B. Lý Nhân Tông
C. Lý Công Uẩn
D. Lý Thánh Tông
Câu 19. Năm 1054, nhà Lý đã đổi tên nước là gì?
A. Đại Cồ Việt
B. Đại Việt
C. Đại Ngu
D. Đại Nam
Câu 20: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gup-ta?
A. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m
B. Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m
C. Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng
D. Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg
Câu 21. Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dân dân được thay thế bằng
A. các nhà máy xí nghiệp.
B. các công trường thủ công.
C. các khu chế xuất.
D. các khu công nghiệp.
Câu 22. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào?
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Ấn Độ.
D. Phương Tây.
Câu 23. Các bộ lạc Lào tập hợp thống nhất thành quốc gia nào vào thời gian nào?
A. Năm 1350.
B. Năm 1351.
C. Năm 1352.
D. Năm 1353.
Câu 24. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về thành tựu trong kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến?
A. Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hin-đu giáo.
B. Không có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc.
C. Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc đã trở thành biểu tượng của văn hóa Trung Quốc.
D. Không có tầm ảnh hưởng ra bên ngoài.
Câu 25. Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến châu Âu là gì?
A. Giáo lý đạo Kitô
B. Giáo lý đạo Phật
C. Giáo lý đạo Hồi
D. Giáo lý đạo Bà la môn
Câu 26. Quốc gia lớn mạnh nhất thời cổ đại ở Ấn Độ là:
A. Kashi.
B. Kosala.
C. Magadha.
D. Vrijis.
Câu 27. Thế kỉ XIII, một bộ phận cư dân di cư đến Lào là
A. Người Khơme
B. Người Thái
C. Người Việt
D. Người Mường
Câu 28. Tại sao Lý Công Uẩn dời độ về Đại La (Thăng Long)?
A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương
B. Đây là vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng
C. Muôn vật hết sức tươi tốt và phồn thịnh
D. Tất cả câu trên đúng
Câu 29. Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co kéo dài trong bao lâu?
A. Thế kỉ IX đến thế kỉ XII
B. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIII
C. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIV
D. Thế kỉ IX đến thế kỉ XV
Câu 30. Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người này là
A. Các đền, tháp
B. Những chiếc khum đá khổng lồ
C. Các công cụ bằng đá
D. Các công cụ bằng đồng
Câu 31. Người Trung Quốc cổ đại khắc chữ trên
A. Mai rùa.
B. Đất sét.
C. Giấy Pa-pi-rút.
D. Vách đá.
Câu 32. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại là?
A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na
B. Ma-ha-bha-ra-ta và Prit-si-cat
C. Ra-ma-ya-na và Xat-sai-a
D. Ra-ma-ya-na và Mê-ga-du-ta
Câu 33. Các bộ lạc Lào tập hợp thống nhất thành quốc gia nào vào thời gian nào?
A. Năm 1350.
B. Năm 1351.
C. Năm 1352.
D. Năm 1353.
Câu 34. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là:
A. Thuế.
B. Hoa lợi.
C. Địa tô.
D. Tô, tức
Câu 35. Tên Ấn Độ được bắt nguồn từ:
A. Tên một dòng sông.
B. Tên một ngọn núi.
C. Tên một vị thần.
D. Tên của người sáng lập nên nhà nước đầu tiên.
Câu 36. Các nhà cải cách tôn giáo chủ trương xây dựng một Giáo hội Thiên Chúa giáo như thế nào?
A. thu được nhiều lợi nhuận hơn
B. đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn
C. tiết kiệm chi phí hơn
D. tối giản nhất mọi cơ cấu tổ chức
Câu 37. Chế độ phong kiến Trung Quốc được bước đầu được hình thành dưới thời
A. Tần.
B. Hán.
C. Tấn.
D. Tùy.
Câu 38. Trận đánh lớn nhất trong cuộ kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:
A. Trận Chi Lăng.
B. Trận Đồ Lỗ
C. Trận Bạch Đằng
D. Trận Lục Đầu.
Câu 39. Các bộ lạc Lào tập hợp thống nhất thành quốc gia nào vào thời gian nào?
A. Năm 1350.
B. Năm 1351.
C. Năm 1352.
D. Năm 1353.
Câu 40. Những sự kiện nào chứng tỏ trong thời kì Ăng - co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?
A. Nông nghiệp phát triển.
B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc.
C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới.
D. Nông nghiệp phát triển, dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc, kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì I
Bình luận