Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh
A. mới được hình thành và bước đầu phát triển.
B. suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
C. vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất thế giới.
D. bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên nhiều lĩnh vực.
Câu 2: Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng thủ đoạn nào dưới đây?
A. Cướp đoạt của cải, tài nguyên của thuộc địa.
B. Bắt nông nô nộp nhiều loại tô, thuế.
C. Bắt nông nô thực hiện nghĩa vụ lao dịch.
D. Chia ruộng đất cho nông dân để thu địa tô.
Câu 3: Các công trình kiến trúc như: đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng… ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của
A. văn hóa phương Tây.
B. văn hóa Trung Quốc.
C. tôn giáo.
D. văn học.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về bộ máy nhà nước Ấn Độ thời phong kiến?
A. Ngôi vua được cha truyền – con nối.
B. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh.
C. Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao.
D. Hội đồng nhân dân quyết định mọi vấn đề của đất nước.
Câu 5: Giai cấp tư sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?
A. Chủ xưởng.
B. Thương nhân.
C. Nông dân.
D. Quý tộc.
Câu 6: Loại hình văn học nổi bật nhất dưới thời Đường là
A. thơ Đường luật.
B. sử thi.
C. tiểu thuyết chương hồi.
D. kinh kịch.
Câu 7: Vương quốc hồi giáo Ma-lắc-ca ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ X.
B. Thế kỉ XIV.
C. thế kỉ XIII.
D. Thế kỉ XV.
Câu 8: Trong thời gian ở Thụy Sĩ, Giăng Can-vanh thực hiện bao nhiêu thuyết giảng?
A. Hơn 1000 lần.
B. Hơn 2000 lần.
C. Hơn 4000 lần.
D. Hơn 5000 lần.
Câu 9: Phát kiến địa lí đã đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, đặc biệt đã chứng minh một cách thuyết phục rằng:
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Mặt trời quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
D. Trái Đất có dạng hình cầu.
Câu 10: Từ các thế kỉ IV – V, ở Ấn Độ, chế độ đẳng cấp Vác-na dần chuyển thành
A. chế độ phân biệt vùng miền.
B. chế độ phân biệt tôn giáo.
C. chế độ Cax-ta.
D. chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
Câu 11: Một trong “tứ đại phát minh” của Trung Quốc thời phong kiến là
A. kĩ thuật dệt lụa.
B. kĩ thuật in.
C. đồng hồ nước.
D. dụng cụ đo động đất.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung của phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu trong các thế kỉ XVI - XVII?
A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo.
B. Phê phán những hành vi không chuẩn mực của giáo hoàng.
C. Bảo vệ các giáo lí và các lễ nghi của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
D. Đòi bãi bỏ các lễ nghi phiền toái.
Câu 13: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến là
A. Thánh địa Mỹ Sơn.
B. Vạn lí trường thành.
C. Đền Bô-rô-bua-đua.
D. Phật viện Đồng Dương.
Câu 14: Vương quốc Lan Xang là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Cam-pu-chia.
B. Lào.
C. Mi-an-ma.
D. Phi-lip-pin.
Câu 15: Vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XIV.
B. Thế kỉ XIII.
C. Thế kỉ X.
D. Thế kỉ XV.
Câu 16: Bức họa Nàng Mô-na Li-sa được Lê-ô-na đờ Vanh-xi vẽ bằng chất liệu gì?
A. Mực tàu.
B. Chì.
C. Màu nước.
D. Sơn dầu.
Câu 17: Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là
A. Chùa hang A-gian-ta.
B. Đền Bô-rô-bua-đua.
C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
D. Lâu đài Đỏ.
Câu 18: Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng đã tìm ra đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương.
B. Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Thái Bình Dương.
Câu 19: Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã
A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi tới được cực Nam của châu Phi.
B. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
C. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
D. dẫn đầu đoàn thuỷ thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
Câu 20: Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng thủ đoạn nào dưới đây?
A. Bắt nông nô thực hiện nghĩa vụ lao dịch.
B. Chia ruộng đất cho nông dân để thu địa tô.
C. . Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
D. Bắt nông nô nộp nhiều loại tô, thuế.
Câu 21: Ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo là
A. Ngọc Hoàng đại đế, Tây Vương Mấu, Thái Bạch Kim Tinh.
B. Bra-ma, Vít-nu, Si-va.
C. Phật A-di-đà; Địa Tạng Bồ Tát; Quán Thế Âm Bồ Tát.
D. Mẫu Thượng Thiêm, Mẫu Thủy, Mẫu Thượng Ngàn.
Câu 22: Trên cơ cở chữ Hán (của Trung Quốc), người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào?
A. Chữ Phạn.
B. Chữ Khơ-me cổ.
C. Chữ Chăm cổ.
D. Chữ Nôm.
Câu 23: Toàn bộ công trình Tử cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc) bao gồm bao nhiêu gian phòng?
A. 6666 gian phòng.
B. 9999 gian phòng.
C. 8888 gian phòng.
D. 10000 gian phòng.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm cải cách của Mác-tin Lu-thơ?
A. Phê phán chính sách áp bức của Tòa thánh Rô-ma.
B. Cho rằng, con người được Chúa cứu vớt bằng đức tin.
C. Ủng hộ các lễ nghi và giáo lí của Thiên Chúa giáo.
D. Chống lại cách Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh Thánh.
Câu 25: Ở Ấn Độ, công trình nào tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Hồi giáo?
A. Chùa hang A-gian-ta.
B. Đại bảo tháp San-chi.
C. Đền Bô-rô-bua-đua.
D. Lăng Ta-giơ Ma-han.
Câu 26: Trên cơ sở tư tưởng của Mác-tin Lu-tơ và Giăng Can-vanh, tôn giáo nào đã ra đời?
A. Hồi giáo.
B. Đạo Tin Lành.
C. Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 27: Ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo Ấn Độ thời phong kiến?
A. Thương nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Mậu dịch hàng hải.
D. Nông nghiệp.
Câu 28: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tào Tuyết Cần là
A. tiểu thuyết “Thủy hử”.
B. tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng”.
C. tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”.
D. tiểu thuyết “Tây Du Kí”.
Câu 29: Nội dung nào dưới đây là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?
A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.
B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
C. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
D. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.
Câu 30: Ý không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. Giáo lí Thiên Chúa giáo kìm hãm sự phát triển của văn hóa, khoa học.
B. Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng đã tạo tiền đề cho phong trào.
C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.
D. Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế xong lại chưa có địa vị xã hội tương ứng.
Câu 31: Năm 1497 - 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đã
A. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
B. dẫn đầu đoàn thuỷ thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
C. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
D. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi tới được cực Nam của châu Phi.
Câu 32: Dưới thời Đường, nông dân Trung Quốc được chia ruộng đất theo chế độ
A. công điền.
B. tỉnh điền.
C. đồn điền.
D. quân điền.
Câu 33: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở châu Âu.
B. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.
C. Thúc đẩy quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
D. Là cuộc cách mạng lớn về tư tưởng ở thời trung đại.
Câu 34: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?
A. Nông nô bị đối xử tàn tệ và không có quyền xây dựng gia đình riêng.
B. Là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
C. Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô.
D. Ngoài địa tô, nông nô phải nộp nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa.
Câu 35: Trong xã hội Ấn Độ thời phong kiến, chế độ Cax-ta phân chia cư dân dựa trên sự phân biệt về
A. nghề nghiệp, địa vị xã hội và tôn giáo.
B. tôn giáo và vùng miền.
C. vùng miền địa lí và ngôn ngữ.
D. chủng tộc và màu da.
Câu 36: Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến thủ đoạn nào của giới thương nhân và quý tộc châu Âu khi tích lũy vốn ban đầu cho chủ nghĩa tư bản?
A. Cướp bóc của cải của thuộc địa.
B. Bắt nông dân nộp nhiều loại thuế.
C. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
D. Buôn bán nô lệ da đen.
Câu 37: Vào khoảng thế kỉ XU-XVI, khi nhu cầu lông cừu tăng cao, nhiều địa chủ và quý tộc Anh đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông nhằm thu lợi nhuận. Họ cướp ruộng đất của nông dân, lập ra các đồng cỏ chăn nuôi cừu. Vì thế người nông dân bị mất đất, thất nghiệp và phải bán sức lao động. Hiện tượng trên được Tô-mát Mo-rơ gọi là
A. Bóc lột sức lao động.
B. “cừu ăn thịt người”.
C. “buôn bán nô lệ”.
D. “Cướp đất - lập đồn điền”.
Câu 38: Giữa thế kỉ XIX, nước thực dân phương Tây nào đã xâm lược và lật đổ sự thống trị của Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ?
A. Thực dân Hà Lan.
B. Thực dân Anh.
C. Thực dân Pháp.
D. Thực dân Tây Ban Nha.
Câu 39: Ở Ấn Độ, kiến trúc Phật giáo nổi tiếng với hệ thống
A. Lăng Ta-giơ Ma-han.
B. đền Bô-rô-bua-đua.
C. Lăng Hu-may-un.
D. chùa hang A-gian-ta.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề để các nhà thám hiểm Tây Âu tiến hành các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI?
A. Ước mơ khám phá, chinh phục tự nhiên của con người.
B. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải.
C. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.
D. Nhu cầu tìm kiếm con đường thương mại mới sang phương Tây.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì I
Bình luận