Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đến đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu

  • A. xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
  • B. diễn ra các cuộc phát kiến địa lí tìm đường sang phương Đông.

  • C. xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng.

  • D. xuất hiện các lãnh địa phong kiến.

Câu 2: Nội dung nào phản ánh đúng nguyên nhân sâu xa thúc đẩy các nước Tây Âu tiến hành những cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV - XVI?

  • A. Nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.
  • B. Con đường thương mại Đông - Tây trên bộ bị ách tắc.

  • C. Nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.

  • D. Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải trên thế giới.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Thiên Chúa giáo?

  • A. Thời Trung đại, Thiên Chúa giáo là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến.

  • B. Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo bị chính quyền La Mã ngăn cấm.

  • C. Có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.

  • D. Do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I.

Câu 4: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

  • A. Đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
  • B. Giữ quan hệ hòa hảo, thân thiết với các nước láng giềng.

  • C. Liên kết với các nước trong khu vực cùng phát triển.

  • D. Chinh phục các nước thông qua đường biển.

Câu 5: Trong tác phẩm của mình, các nhà văn hóa thời Phục hưng đã đề cao

  • A. giáo lí của Thiên Chúa giáo.

  • B. giá trị và vẻ đẹp của con người.
  • C. quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ.

  • D. trật tự và lễ giáo phong kiến.

Câu 6: Mũi cực Nam châu Phi được B. Đi-a-xơ đặt tên là gì?

  • A. Mũi Hảo Vọng.

  • B. Mũi Né.

  • C. Mũi Bão Tố.
  • D. Mũi Cà Mau.

Câu 7: Sau khi đánh chiếm và lật đổ Vương triều Hồi giáo Đê-li, người Mông Cổ đã lập ra vương triều nào ở Ấn Độ?

  • A. Vương triều Mô-gôn.
  • B. Vương triều Hác-sa.

  • C. Vương triều Ma-ga-đa.

  • D. Vương triều Giúp-ta.

Câu 8: Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện chủ yếu là do

  • A. sự phát triển của hoạt động sản xuất.
  • B. sự phát triển của hoạt động thương mại Đông - Tây.

  • C. hoạt động trao đổi giữa các lãnh địa phát triển.

  • D. chính sách khuyến khích buôn bán của các lãnh chúa.

Câu 9: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hin-đu của Ấn Độ?

  • A. Tháp Phổ Minh

  • B. Ngọ Môn (Huế)

  • C. Thánh địa Mỹ Sơn
  • D. Chùa Một Cột

Câu 10: Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

  • A. Việt Nam và Trung Hoa không thiết lập quan hệ bang giao.

  • B. Hai bên thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

  • C. Việt Nam là chư hầu và luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều Trung Hoa.

  • D. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Câu 11: Nhà thiên văn học nào lần đầu tiên đã đưa ra thuyết nhật tâm để phản bác thuyết địa tâm của giáo hội Kitô?

  • A. Đan-tê.

  • B. Mi-ken-lăng-giơ.

  • C. N. Cô-péc-ních.
  • D. Xéc-van-téc.

Câu 12: Hiện nay, có hơn 80% dân số Ấn Độ tự nhận mình là tín đồ của

  • A. Ấn Độ giáo.
  • B. Thiên Chúa giáo.

  • C. Hồi giáo.

  • D. Phật giáo.

Câu 13: Phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu đã

  • A. thúc đẩy sự bùng nổ của phong trào văn hóa Phục hưng.

  • B. đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến chuyên chế.

  • C. thủ tiêu triệt để các giáo lí, lễ nghi của Thiên chúa giáo.

  • D. khiến Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái.

Câu 14: Hệ tư tưởng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?

  • A. Hin-đu giáo.

  • B. Thiên Chúa giáo.

  • C. Nho giáo.
  • D. Hồi giáo.

Câu 15: Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn đều là các vương triều

  • A. do người bản địa Ấn Độ (người Đra-vi-đa) lập nên.

  • B. do người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.

  • C. do người Hồi giáo gốc Tuốc lập nên.

  • D. ngoại tộc, theo đạo Hồi.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về tình hình kinh tế của Ấn Độ dưới thời kì cai trị của Vương triều Gúp-ta?

  • A. Công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến.

  • B. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

  • C. Có sự trao đổi hàng hóa với Ba Tư, Trung Quốc…

  • D. Diện tích canh tác bị thu hẹp.

Câu 17: Nhà khoa học nào là tác giả của câu nói nổi tiếng “Dù sao Trái Đất vấn quay”?

  • A. Ga-li-lê.
  • B. Kê-plơ.

  • C. Bru-nô.

  • D. N. Cô-péc-ních.

Câu 18: Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?

  • A. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.
  • B. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.

  • C. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.

  • D. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.

Câu 19: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?

  • A. Mang tính khép kín, không có sự ảnh hướng, lan tỏa ra bên ngoài.
  • B. Có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước: Việt Nam, Nhật Bản,…

  • C. Phát triển đa dạng và đạt được nhiều thành tựu.

  • D. Đóng góp nhiều thành tựu cho kho tàng văn minh nhân loại.

Câu 20: Năm 1983, Lăng Ta-giơ Ma-han được tổ chức UNESCO ghi danh là

  • A. Di sản thiên nhiên thế giới.

  • B. Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • C. Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

  • D. Di sản thế giới.

Câu 21: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là

  • A. Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”.

  • B. sử thi “I-li-át”.

  • C. vở kịch “Sơ-cun-tơ-la”.
  • D. sử thi “Đăm-săn”.

Câu 22: Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo nào dưới đây?

  • A. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
  • B. Nho giáo và Đạo giáo.

  • C. Hinđu giáo và Hồi giáo.

  • D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.

Câu 23: Người sáng lập ra Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là

  • A. A-cơ-ba.

  • B. San-đra Gúp-ta I.
  • C. A-sô-ca.

  • D. Mi-bi-ra-cu-la.

Câu 24: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời

  • A. Thời Minh – Thanh.
  • B. Thời Đường – Tống.

  • C. Thời Tần – Hán.

  • D. Thời Tống – Nguyên.

Câu 25: Đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu đã bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh theo hướng

  • A. trao đổi bằng hiện vật.

  • B. tự cung, tự cấp.

  • C. tư bản chủ nghĩa.
  • D. khép kín, tự cấp, tự túc.

Câu 26: Ấn Độ là một bán đảo nằm ở khu vực

  • A. Đông Á.

  • B. Tây Á.

  • C. Nam Á.
  • D. Bắc Á.

Câu 27: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là

  • A. lãnh chúa và nông nô.
  • B. địa chủ và nông dân.

  • C. nông dân và nông nô.

  • D. chủ nô và nô lệ.

Câu 28: Một trong những danh họa nổi tiếng thời Phục hưng là

  • A. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
  • B. Sếch-xpia.

  • C. Ga-li-lê.

  • D. Xéc-van-téc.

Câu 29: Năm 960, Triệu Khuông Dẫn lập ra

  • A. nhà Triệu.

  • B. nhà Minh.

  • C. nhà Tần.

  • D. nhà Tống.

Câu 30: Những quốc gia đi đầu trong phong trào Cải cách tôn giáo là

  • A. Anh, Pháp,

  • B. Bỉ, Hà Lan.

  • C. Đức, Thuỵ Sĩ.
  • D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Câu 31: Những đại diện tiêu biểu trong phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu là

  • A. Lê-ô-na đờ Vanh-xi và Mi-ken-lăng-giơ.

  • B. Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.
  • C. Pi-e Giôn-sát và Xéc-van-téc.

  • D. Ga-li-lê và Cô-péc-ních.

Câu 32: Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là

  • A. Hàn Phi Tử.

  • B. Mạnh Tử.

  • C. Tuân Tử.

  • D. Khổng Tử.

Câu 33: Những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc dưới thời Đường là

  • A. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị .

  • B. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân.

  • C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.
  • D. Tư Mã Thiên, Đổng Trọng Thư, Ngô Thừa Ân.

Câu 34: Phong trào Văn hóa Phục hưng được khởi nguồn từ quốc gia nào?

  • A. Pháp.

  • B. Thụy Sĩ.

  • C. Đức.

  • D. Italia.

Câu 35: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã

  • A. tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.

  • B. sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.

  • C. hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.

  • D. tràn xuống nhâm nhập La Mã.

Câu 36: Quá trình quý tộc và địa chủ Anh cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập đồng cỏ chăn nuôi cừu đã được Tô-mát Mo-rơ gọi là

  • A. “Cướp đất - lập đồn điền”.

  • B. “Cướp đất - lập điền trang”.

  • C. “Người ăn thịt cừu”.

  • D. “Cừu ăn thị người”.

Câu 37: Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào?

  • A. Tăng lữ giáo hội.

  • B. Thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.

  • C. Nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng.
  • D. Quý tộc người Giéc-man.

Câu 38: Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?

  • A. Trung Quốc, Ấn Độ.

  • B. Pháp, Đức.

  • C. Mĩ, Anh.

  • D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Câu 39: Quá trình xâm nhập của Hồi giáo vào khu vực Đông Nam Á đã đưa đến sự ra đời của quốc gia nào dưới đây?

  • A. A-chê.
  • B. Lan Xang.

  • C. Xu-khô-thay-a.

  • D. Chăm-pa.

Câu 40: Trong các thế kỉ XIV - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?

  • A. Phật giáo.

  • B. Hồi giáo.

  • C. Thiên Chúa giáo.
  • D. Ấn Độ giáo.


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác