Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của 2 giai cấp cơ bản là
A. nông dân và địa chủ.
B. lãnh chúa và nông nô.
C. tư sản và vô sản.
D. nông nô và nô lệ.
Câu 2: Cơ quan chép sử của chính quyền phong kiến nhà Đường được gọi là
A. Tôn Nhân Phủ.
B. Quốc sử viện.
C. Sử quán.
D. Quốc Tử Giám.
Câu 3: Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là?
A. Khún Bolom
B. Pha Ngừm
C. Xulinha Vôngxa
D. Chậu A Nụ
Câu 4: Nguyên nhân chính khiến vương quốc Lan Xang suy yếu từ thế kỉ XVIII là
A. Những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc.
B. Người Thái di cư và làm phân tán Lào.
C. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát.
D. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây chính xác khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời Lý so với các thời kì trước?
A. Còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế.
B. Chính quyền quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đến đỉnh cao.
C. Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân rất lớn.
D. Tiếp tục được hoàn thiện nhưng quyền lực của nhà vua vẫn còn bị hạn chế.
Câu 6: Ấn Độ giáo bắt nguồn từ
A. đạo Bà-la-môn.
B. Tô-tem giáo.
C. Gia-na giáo.
D. Kì-na giáo.
Câu 7: Nhà Mãn Thanh đạt được sự phát triển ổn định dưới thời kì cai trị của 3 vị vua nào?
A. Thuận Trị, Gia Khánh, Quang Tự.
B. Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.
C. Gia Khánh, Hàm Phong, Phổ Nghi.
D. Thuận Trị, Quang Tự, Phổ Nghi.
Câu 8: Người thực hiện chuyến hành trình thám hiểm qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498 là
A. Ph. Ma-gien-lan.
B. Va-xcô đơ Ga-ma.
C. C. Cô-lôm-bô.
D. Đi-a-xơ.
Câu 9: Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ do tộc người nào lập nên?
A. Người Tuốc.
B. Người Mông Cổ.
C. Người Anh-điêng.
D. Người Đra-vi-đa.
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?
A. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ
B. Dân cư tập trung đông đúc phóa ngoài hoàng thành
C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển
D. Các thương nhân châu Âu bến buôn bán và lập thương điếm
Câu 11: Vương quốc cổ Tha-tơn được hình thành ở địa danh nào của Đông Nam Á ngày nay?
A. Bán đảo Mã Lai.
B. Lưu vực sông I-ra-oa-đi.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Miền Trung Việt Nam.
Câu 12: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là loại chữ gì?
A. Chữ Phạn.
B. Chữ Ka-na.
C. Chữ Hán.
D. Chữ La-tinh.
Câu 13: Người dán Luận văn 95 điều lên cổng trường Đại học Vít-ten-bớt (Đức) là ai?
A. Xéc-van-téc.
B. Mác-tin Lu-thơ.
C. Mi-ken-lăng-giơ.
D. Giăng Can-vanh.
Câu 14: Ý không phản ánh đúng nét nổi bật của Campuchia thời kì phát triển nhất (thế kỉ IX – XV) là
A. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp…)
B. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định
C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh
D. Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc.
Câu 15: Cải cách tôn giáo đã làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở
A. Mĩ.
B. Tây Ban Nha.
C. Hà Lan.
D. Đức.
Câu 16: Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều
A. có một lãnh địa riêng.
B. có một thành thị mang tên mình.
C. lao động vất cả cùng với nông nô.
D. miễn giảm tô, thuế cho nông nô.
Câu 17: Thời kì cai trị của nhà Lý, quan hệ giữa Đại Việt và Cham-pa như thế nào?
A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh
B. Quan hệ bình thường
C. Mâu thuẫn xung đột theo thời gian
D. Hòa hiếu thân thiện
Câu 18: Nhà thơ tiêu biểu của Trung Quốc dưới thời Đường là
A. Tào Tuyết Cần.
B. La Quán Trung.
C. Bạch Cư Dị.
D. Ngô Thừa Ân.
Câu 19: Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là
A. phái bảo thủ và phái Cộng hòa.
B. Cựu giáo và Tân giáo.
C. phái cải cách và phái bạo động.
D. phái ôn hòa và phái cấp tiến.
Câu 20: Hai tác phẩm bất hủ: khúc bi ca “Sứ mây” và vở kịch “Sơ-cun-nơ-la” là của tác giả nào?
A. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.
B. Ca-li-đa-xa.
C. A-cơ-ba.
D. San-đra Gup-ta I.
Câu 21: Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?
A. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.
B. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.
C. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
D. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.
Câu 22: Ấn Độ là một bán đảo nằm ở khu vực
A. Đông Á.
B. Nam Á.
C. Bắc Á.
D. Tây Á.
Câu 23: Sau Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân chia thành mấy giáo phái?
A. 4 giáo phái.
B. 3 giáo phái.
C. 5 giáo phái.
D. 2 giáo phái.
Câu 24: Theo Mác-tin Lu-thơ, con người được Chúa cứu vớt là do
A. lòng chân thành của đức tin.
B. có nhiều tài sản.
C. trung thành tuyệt đối với Giáo hoàng.
D. thực hành đầy đủ các nghi lễ.
Câu 25: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời
A. Thời Đường – Tống.
B. Thời Tần – Hán.
C. Thời Tống – Nguyên.
D. Thời Minh – Thanh.
Câu 26: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?
A. Kĩ thuật in.
B. Kĩ thuật làm giấy.
C. La Bàn.
D. Bê tông.
Câu 27: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về giai cấp tư sản?
A. Được hình thành từ lực lượng: nông dân bị mất ruộng đất.
B. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng lao động làm thuê.
C. Giai cấp tư sản thuê mướn, bóc lột vô sản để thu lợi nhuận.
D. Xuất thân từ lực lượng thợ thủ công bị mất tư liệu sản xuất.
Câu 28: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hin-đu của Ấn Độ?
A. Tháp Phổ Minh
B. Ngọ Môn (Huế)
C. Thánh địa Mỹ Sơn
D. Chùa Một Cột
Câu 29: Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
A. Việt Nam là chư hầu và luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều Trung Hoa.
B. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
C. Hai bên thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
D. Việt Nam và Trung Hoa không thiết lập quan hệ bang giao.
Câu 30: Những thay đổi về kinh tế ở Tây Âu đầu thế kỉ XVI đã tác động như thế nào đến xã hội?
A. Thế lực của tăng lữ Giáo hội được củng cố.
B. Hình thành các giai cấp mới là: lãnh chúa và nông nô.
C. Đời sống của nông dân, thợ thủ công được cải thiện.
D. Hình thành các giai cấp mới là: tư sản và vô sản.
Câu 31: Đoàn thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra châu lục nào?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Mĩ.
D. Châu Âu.
Câu 32: Trong tác phẩm của mình, các nhà văn hóa thời Phục hưng đã đề cao
A. trật tự và lễ giáo phong kiến.
B. giá trị và vẻ đẹp của con người.
C. giáo lí của Thiên Chúa giáo.
D. quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ.
Câu 33: Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào?
A. Tăng lữ giáo hội.
B. Nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng.
C. Quý tộc người Giéc-man.
D. Thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
Câu 34: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?
A. Đóng góp nhiều thành tựu cho kho tàng văn minh nhân loại.
B. Mang tính khép kín, không có sự ảnh hướng, lan tỏa ra bên ngoài.
C. Có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước: Việt Nam, Nhật Bản,…
D. Phát triển đa dạng và đạt được nhiều thành tựu.
Câu 35: Phong trào Văn hóa Phục hưng được khởi nguồn từ quốc gia nào?
A. Thụy Sĩ.
B. Italia.
C. Pháp.
D. Đức.
Câu 36: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Thiên Chúa giáo?
A. Thời Trung đại, Thiên Chúa giáo là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến.
B. Có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.
C. Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo bị chính quyền La Mã ngăn cấm.
D. Do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I.
Câu 37: Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào?
A. Lộ-Huyện-Hương, xã
B. Lộ-Phủ-Châu, xã
C. Lộ-Phủ-Châu-Hương, xã
D. Lộ-Phủ-Huyện-Hương, xã
Câu 38: Quốc gia Việt Nam ngày nay được xây dựng trên cơ sở của các quốc gia cổ đại nào?
A. Văn Lang, Phù Nam
B. Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam
C. Pa-gan, Cham-pa
D. Phù Nam, Su-khô-thay, Lan Xang
Câu 39: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của văn minh Trung Quốc?
A. Kĩ thuật làm giấy.
B. Dụng cụ đô động đất (địa động nghi).
C. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
D. La Bàn.
Câu 40: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là
A. vở kịch “Sơ-cun-tơ-la”.
B. sử thi “Đăm-săn”.
C. sử thi “I-li-át”.
D. Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều học kì I
Bình luận