Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời Ôn tập chương 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Ngày 15 đến 19 - 8 - 1945.
  • B. Ngày 15 đến 17 - 8 - 1945.
  • C. Ngày 10 đến 20 - 8 - 1945.
  • D. Ngày 14 đến 15 - 8 - 1945.

Câu 2: Quân lệnh số 1 được ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào?

  • A. Quân đội Nhật Bản xâm lược Đông Dương.
  • B. Phát xít Nhật sắp đầu hàng Đồng minh.
  • C. Phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp.
  • D. Quân Đồng minh và Đông Dương giải giáp phát xít Nhật.

Câu 3: Những địa phương cuối cùng trong cả nước khởi nghĩa giành chính quyền là

  • A. Huế và Sài Gòn.
  • B. Đồng Nai Thượng và Hà Tiên.
  • C. Cao Bằng và Lạng Sơn.
  • D. Đà Nẵng và Khánh Hòa.

Câu 4: Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, bất khuất.
  • C. Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí, đồng lòng.
  • D. Điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.

Câu 5: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là

  • A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
  • B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp.
  • C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.
  • D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa. 

Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2-9-2945 tại

  • A. Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
  • B. Quốc học Huế - Huế.
  • C. Quảng trường Ba Đình - Hà Nội.
  • D. Phù Khâm sai – Bắc Bộ Phủ.

Câu 7: “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục,...”. 

Câu nói trên thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám?

  • A. Thời cơ khách qua thuận lợi.
  • B. Thời cơ chủ quan thuận lợi.
  • C. Cách mạng tháng Tám đã thành công.
  • D. Thời kì tiền khởi nghĩa bắt đầu.

Câu 8: Bài học kinh nghiệm quan trọng nào từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay?

  • A. Phân hóa, cô lập kẻ thù, chớp thời cơ linh hoạt.
  • B. Tăng cường quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
  • C. Nhạy bén trước tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
  • D. Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 9: Hiệp định Sơ bộ được kí kết vào thời gian nào?

  • A. 19-12-1946.
  • B. 28-2-1946.
  • C. 06-03-1946.
  • D. 28-4-1946.

Câu 10: Hành động khiêu khích trắng trợn nhất của thực dân Pháp sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) là

  • A. Tiến công các vùng tự do ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
  • B. Khiêu khích, tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.
  • C. Gây những cuộc xung đột vũ trang ở Hà Nội.
  • D. gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

Câu 11: Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp bước đầu bị phá sản bởi

  • A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
  • B. Chiến dịch Biên Giới 1950.
  • C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.
  • D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 12:  Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? 

  • A. Thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Nam Bộ.
  • B. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền Nam Bộ đầu hàng.
  • C. Thực dân Pháp chính thức nổ xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
  • D. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Nam Bộ.

Câu 13: Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (2-1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trường gì?

  • A. Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc.
  • B. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.
  • C. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • D. Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 14: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 có ý nghĩa gì?

  • A. Là cuộc đọ sức đầu tiên khi Pháp quay lại xâm lược nước ta.
  • B. Giam chân địch trong các thành phố, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị mọi mặt để kháng chiến lâu dài.
  • C. Tiêu hao sinh lực địch.
  • D. Thu được nhiều vũ khí của địch.

Câu 15: Thắng lợi lớn nhất mà ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là 

  • A. loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 địch. 
  • B. bộ đội ta trưởng thành hơn trong chiến đấu. 
  • C. quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
  • D. giải phóng vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập.

Câu 16: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” được trích trong

  • A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • B. Tuyên ngôn độc lập.
  • C. Cương lĩnh chính trị.
  • D. Văn kiện đại hội 13 của Đảng.

Câu 17: “Hành lang Đông - Tây” mà Pháp thiết lập trong Kế hoạch Rơve nối liền 4 tỉnh

  • A. Lạng Sơn - Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình. 
  • B. Hòa Bình - Sơn La - Hà Nội - Hải Dương. 
  • C. Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La. 
  • D. Hòa Bình - Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng.

Câu 18: “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1965?

  • A. Chiến tranh đặc biệt.
  • B. Chiến tranh cục bộ.
  • C. Việt Nam hóa chiến tranh.
  • D. Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 19: Chiến tranh cục bộ đã đưa quân dân miền Nam giành thắng lợi trên các mặt trận nào?

  • A. chính trị, quân sự, binh vận.
  • B. chính trị, quân sự, ngoại giao.
  • C. chính trị, binh vận, ngoại giao.
  • D. chính trị, kinh tế, ngoại giao.

Câu 20: Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu

  • A. quân đội Sài Gòn.
  • B. quân Mỹ.
  • C. quân đồng minh của Mỹ.
  • D. cố vấn Mỹ.

Câu 21: Ý nào dưới đây không phải bối cảnh lịch sử trong nước của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?

  • A. Miền Bắc hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • B. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ dâng cao ở các nước tư bản.
  • C. Ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm.
  • D. Chính quyền sài Gòn âm mưu chia cắt Việt Nam.

Câu 22: Trên mặt trận chống chính trị, nhân dân miền Nam đã giành được thắng lợi quan trọng nào?

  • A. Đẩy Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên.
  • B. Từng bước làm phá sản quốc sách “ấp chiến lược” của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn.
  • C. Bước đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
  • D. Quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã.

Câu 23: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng trận Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972 là gì?

  • A. Đánh bại âm mưu của Mỹ: ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
  • B. Buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá ở miền Bắc.
  • C. Buộc Mỹ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
  • D. Đánh bại âm mưu của Mỹ: phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Câu 24: “Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?

  • A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
  • C. Thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
  • D. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

Câu 25: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc vì đã

  • A. giáng đòn mạnh mẽ vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
  • B. tạo ra tác động cơ bản làm sụp đổ trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
  • C. tạo nên cuộc khủng hoảng tâm lý sâu sắc đối với các cựu binh Mỹ.
  • D. dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng ở Mỹ.

Câu 26: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp nào sau đây? 

  • A. Hòa bình.
  • B. Không can thiệp. 
  • C. Sử dụng sức mạnh quân sự. 
  • D. Ngoại giao pháo hạm.

Câu 27: Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử tác động đến Việt Nam?

  • A. Đất nước lại bị Mỹ bao vây, cấm vận.
  • B. Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện một số vấn đề phức tạp.
  • C. Hai miền Nam – Bắc chưa được thống nhất.
  • D. Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn nặng nề.

Câu 28: Bài học lớn xuyên suốt trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ xây dựng đất nước là

  • A. kết hợp sức mạnh của Nhà nước và sức mạnh thời đại.
  • B. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
  • C. kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh dân chủ.
  • D. kết hợp sức mạnh của Đảng và sức mạnh nhân dân.

Câu 29: Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là 

  • A. Việt Nam.
  • B. Lào.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Thái Lan.

Câu 30: Năm 2014, Trung Quốc đã có hành vi như nào đối với biển đảo Việt Nam?

  • A. Xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trên các đảo, vùng biển.
  • B. Tiến hành khai thác tài nguyên tự nhiên như dầu khí, cá hoặc khoáng sản.
  • C. Thực hiện các hoạt động phát triển hạ tầng quân sự không phép trên các đảo.
  • D. Dùng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác