Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Chân trời bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 12 chân trời sáng tạo bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1945-1954.
  • B. 1946-1950.
  • C. 1954-1975.
  • D. 1945-1946.

Câu 2: Ngày 2-9-1945, tại Sài Gòn – Chợ Lớn đã diễn ra sự kiện gì?

  • A. Thực dân Pháp xả súng vào buổi mít tinh chào mừng “Ngày độc lập” của nhân dân.
  • B. Thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
  • C. Đác-giăng-li-ơ được phái tới Sài Gòn giữ chức Cao ủy Pháp.
  • D. Thực dân Pháp tổ chức đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

Câu 3: Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?

  • A. Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng.
  • B. Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.
  • C. Hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
  • D. Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

Câu 4: Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết vào thời gian nào?

  • A. 19-12-1946.
  • B. 28-2-1946.
  • C. 06-03-1946.
  • D. 28-4-1946.

Câu 5: Hiệp định Sơ bộ được kí kết vào thời gian nào?

  • A. 19-12-1946.
  • B. 28-2-1946.
  • C. 06-03-1946.
  • D. 28-4-1946.

Câu 6: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946) được kí kết?

  • A. Mềm dẻo, hòa hoãn.
  • B. Cầm súng đánh Pháp.
  • C. Hòa để tiến.
  • D. Đánh Pháp đến cùng.

Câu 7: Trong tối hậu thư gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (19-12-1946), thực dân Pháp đã đưa ra đề nghị nào?

  • A. Giải tán các cơ quan, công sở của Chính phủ ta.
  • B. Giải tán cơ đảng phái đang hoạt động tại Hà Nội.
  • C. Quân Pháp đóng cơ quan Bộ Tài chính của ta.
  • D. Quân Pháp được làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự tại Hà Nội.

Câu 8: Hành động khiêu khích trắng trợn nhất của thực dân Pháp sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) là

  • A. Tiến công các vùng tự do ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
  • B. Khiêu khích, tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.
  • C. Gây những cuộc xung đột vũ trang ở Hà Nội.
  • D. gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

Câu 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào?

  • A. Đêm ngày 18-9-1964.
  • B. Đêm ngày 19-12-1946.
  • C. Ngày 20-12-1946.
  • D. Trưa ngày 12-12-1946.

Câu 10: Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở Hà Nội diễn ra trong bao nhiêu ngày?

  • A. 75 ngày đêm.
  • B. 55 ngày đêm.
  • C. 60 ngày đêm.
  • D. 85 ngày đêm.

Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực Pháp?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
  • B. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời.
  • C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
  • D. Thành công của cuộc cách mạng tháng Mười Nga (1917).

Câu 12: Nhân dân Bắc Bộ có hành động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Kêu gọi các bên kiềm chế. 
  • B. Ủng hộ về vật chất và tinh thần. 
  • C. Gửi các đoàn quân Tây tiến vào Nam. 
  • D. Ủng hộ đấu tranh ngoại giao.

Câu 13: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của quân và dân Nam Bộ có tác động như thế nào đến thái độ của thực dân Pháp về vấn đề Việt Nam? 

  • A. Làm chậm bước tiến của quân Pháp.
  • B. Đánh bại ý chí xâm lược của quân Pháp.
  • C. Quân Pháp hoang mang, dè dặt hơn trong vấn đề đưa quân ra Bắc.
  • D. Tinh thần của quân Pháp dao động và muốn rút về nước

Câu 14: Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (2-1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trường gì?

  • A. Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc.
  • B. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.
  • C. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • D. Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 15: Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, trào quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội cho chúng. Những động thái trên chứng tỏ

  • A. hành động xâm lược mở rộng Việt Nam lần thứ hai của Pháp đã quá rõ ràng.
  • B. thực dân Pháp không tôn trọng bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã kí.
  • C. thực dân Pháp đã lộ rõ ý đồ muốn chiếm đóng Hà Nội và miền Bắc.
  • D. điều kiện thương lượng, đấu tranh hòa bình của ta không còn nữa.

Câu 16: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

  • A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
  • B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
  • C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
  • D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.

Câu  17: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 có ý nghĩa gì?

  • A. Là cuộc đọ sức đầu tiên khi Pháp quay lại xâm lược nước ta.
  • B. Giam chân địch trong các thành phố, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị mọi mặt để kháng chiến lâu dài.
  • C. Tiêu hao sinh lực địch.
  • D. Thu được nhiều vũ khí của địch.

Câu 18: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947) là 

  • A. Chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội.
  • B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh; buộc địch phải bị động chuyển sang đánh lâu dài.
  • C. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc và cơ quan đầu não. 
  • D. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của kẻ thù.

Câu 19: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” được trích trong

  • A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • B. Tuyên ngôn độc lập.
  • C. Cương lĩnh chính trị.
  • D. Văn kiện đại hội 13 của Đảng.

Câu 20: Văn kiện nào sau đây có ý nghĩa to lớn như lời “Hịch cứu quốc”, như “Mệnh lệnh chiến đấu” của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

  • A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh(12-1946).
  • B. “Luận cương chính trị” của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930).
  • C. “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930).
  • D. “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.

Câu 21: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?

  • A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
  • B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
  • C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
  • D. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951-1952.

Câu 22: Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, những trận phục kích tiêu biểu của quân dân Việt Nam trên sông Lô là 

  • A. trận Đoan Hùng, Khe Lau.
  • B. trận Đèo Bông Lau.
  • C. trận Thất Khê.
  • D. trận Chợ Đồn, chợ Rã.

Câu 23: Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? 

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Hoàng Văn Thái.
  • C. Võ Nguyên Giáp.
  • D. Văn Tiến Dũng.

Câu 24: Số máy bay địch bị bắn rơi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là 

  • A. 3 000 chiếc.
  • B. hàng trăm chiếc.
  • C. 1 500 chiếc.
  • D. 16 chiếc.

Câu 25: Địa danh nào được gọi là mồ chôn giặc Pháp?

  • A. Bắc Cạn.
  • B. Đường số 4.
  • C. Việt Bắc.
  • D. Đoan Hùng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác