Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 16 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 16 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1:  Quyền con người là

  • A. những quyền tự nhiên, vốn có và không thể bị tước bỏ bởi bất kì cá nhân, tổ chức nào
  • B. những quyền tự nhiên, vốn có của con người
  • C. những quyền không thể bị tước bỏ của con người
  • D. những quyền dược Nhà nước trao cho các cá nhân trong xã hội

Câu 2: Quyền con người được chia thành mấy nhóm chính?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 3: Hành vi nào dưới đây công dân nên làm để góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013?

  • A. Tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật
  • B. Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng
  • C. Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Quyền con người có từ khi nào?

  • A. Từ khi sinh ra
  • B. Khi là công dân của một nước
  • C. Ở một độ tuổi nhất định
  • D. Do pháp luật quy định

Câu 5: Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền con người được tổ chức nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?

  • A. Quốc hội
  • B. Chính phủ
  • C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • D. Nhà nước

Câu 6: Hành vi nào sau đây thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về dân sự?

  • A. Bạn H được thừa kế tài sản từ bố đẻ
  • B. Ông B tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân
  • C. Anh N không tham gia biểu tình vì thấy trái với quy định của pháp luật
  • D. Chị C đã có những kiến nghị với Uỷ ban nhân dân xã về nội dung xây dựng làng văn hoá

Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

  • A. Được đến trường và có quyền học tập tại tất cả các loại hình trường lớp
  • B. Được phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, tiến tới phổ cập cấp trung học phổ thông
  • C. Được nhà nước hỗ trợ về học phí và về cơ sở vật chất
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội thuộc lĩnh vực nào và được quy định trong Hiến pháp hay trong luật?

  • A. Chính trị
  • B. Văn hóa
  • C. Xã hội
  • D. Kinh tế

Câu 9: Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, công dân có nghĩa vụ

  • A. bảo vệ Tổ quốc
  • B. lao động
  • C. kết hôn
  • D. kinh doanh

Câu 10: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về chính trị?

  • A. Ông X khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân xã về quyết định thu hồi đất
  • B. Anh Q đã mở cửa hàng kinh doanh theo quy định của pháp luật
  • C. Chị P được tự do theo một tôn giáo
  • D. Bà K luôn được khám chữa bệnh định kì

Câu 11: Pháp luật quy định như thế nào về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

  • A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
  • B. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự
  • C. Không ai bị phân biệt đối xử trong kinh tế, văn hoá, xã hội
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 12: Các hoạt động thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của chính quyền địa phương là

  • A. Khám sức khỏe định kỳ đối với người trên 55 tuổi ở phường
  • B. Dọn vệ sinh ngõ, phố vào cuối tuần
  • C. Tạo điều kiện đăng ký tạm trú, tạm vắng cho người đủ điều kiện, không vi phạm pháp luật
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 13: Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận bảo đảm theo

  • A. Hiến pháp và pháp luật
  • B. Hiến pháp
  • C. Pháp luật
  • D. Quốc hội

Câu 14: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia thành mấy nhóm quyền nào?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 15: Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 công dân có quyền

  • A. học tập
  • B. thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • C. đóng thuế theo quy định
  • D. trung thành với Tổ quốc

Câu 16: Nội dung nào sau đây là quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế, văn hoá?

  • A. Quyền tự do đi lại và cư trú
  • B. Quyền bình đẳng trước pháp luật
  • C. Quyền được lựa chọn việc làm và nơi làm việc
  • D. Quyền biểu tình theo quy định của pháp luật

Câu 17: Mọi người có quyền .......... xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và .......... ; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác .......... thân thể, sức khoẻ, xúc phạm .......... , nhân phẩm.

  • A. động chạm, nhân phẩm, xâm phạm, danh dự
  • B. bất khả, nhân phẩm, danh dự, xâm phạm
  • C. bất khả, nhân phẩm, xâm phạm, danh dự
  • D. bất khả, tính mạng, xâm phạm, danh dự

Câu 18: Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa gì?

  • A. Thể hiện sự tôn trọng
  • B. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
  • C. Trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân nước mình
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 19: Chị D là y tá của Trung tâm y tế huyện. Ở cơ quan, chị là người chăm chỉ làm việc, tinh thần trách nhiệm với công việc được nhiều người quy mến. Ở địa phương, chị luôn quan tâm, giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương, chị được cơ quan giới thiệu ra ứng cử. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chị D là người phụ nữ nên không thể ứng cử đại biểu được. Ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?

  • A. Ý kiến trên là sai. Theo luật Hiến pháp 2013, tất cả công dân Việt Nam dưới 18 tuổi đều có quyền ứng cử Hội đồng nhân dân địa phương. Cho nên chị H có quyền ứng cử đại biểu
  • B. Ý kiến trên là sai. Theo luật Hiến pháp 2013, tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đều có quyền ứng cử Hội đồng nhân dân địa phương. Cho nên chị H có quyền ứng cử đại biểu
  • C. Ý kiến trên là sai. Theo luật Hiến pháp 2013, tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đều có nghĩa vụ ứng cử Hội đồng nhân dân địa phương. Cho nên chị H có quyền ứng cử đại biểu
  • D. Ý kiến trên là sai. Theo luật Hiến pháp 2013, tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đều có quyền ứng cử Hội đồng nhân dân địa phương. Cho nên chị H có quyền bầu cử đại biểu

Câu 20: Nội dung nào sau đây chưa thực hiện đúng quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân?

  • A. Anh A lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • B. Chị B tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
  • C. Anh C và chị D mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập
  • D. Anh D lén đọc nhật kí của em gái

Câu 21: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

  • A. Bảo vệ và bảo đảm
  • B. Bảo vệ và duy trì
  • C. Duy trì và phát triển
  • D. Duy trì và bảo đảm

Câu 24: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự bao gồm

  • A. Quyển bất khả xâm phạm về thân thẻ, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
  • B. Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
  • C. Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc
  • D. Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật
Câu 25: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
  • A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân
  • B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
  • C. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân
  • D. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác