Trắc nghiệm KTPL 10 cánh diều bài 11 Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (P2)
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 10 bài 11 Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cánh diều có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức
- A. Chính trị - xã hội
B. Chính trị
- C. Xã hội
- D. Xã hội chính trị
Câu 2: Nhận định nào dưới đây của bạn A đúng khi phát biểu về đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo
- C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
- D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động
Câu 3: Các bộ phận trong hệ thống chính trị nước ta có chung mục đích vì lợi ích của đối tượng nào?
A. Nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam
- B. Đảng và Nhà nước
- C. Quốc hội
- D. Chính phủ
Câu 4: Cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 là cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của một nhà nước Việt Nam độc lập đúng nghĩa và cũng là lần đầu tiên, người dân Việt Nam được thể hiện quyền dân chủ thực sự, bầu ra người đại diện của mình trong Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Ví dụ trên thuộc nguyên tắc nào của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Đảm bảo tính pháp quyền
B. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
- C. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách
- D. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Câu 5: Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam?
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ
- B. Phân công quyền lực nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập
- C. Quyền lực chính trị thuộc về Nhà nước
- D. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội
Câu 6: Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không bao gồm tổ chức chính trị - xã hội nào dưới đây?
A. Hội Nhà báo Việt Nam
- B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- C. Hội Nông dân Việt Nam
- D. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Câu 7: Tổ chức nào dưới đây nằm trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam
- B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị là gì?
- A. Là hạt nhân của hệ thống chính trị
- B. Vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên trong hệ thống chính trị của Việt Nam
- C. Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị
- B. Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về Nhân dân lao động
- C. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước giữ vai trò quản lí xã hội
- D. Các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
Câu 10: Tổ chức nào dưới đây nằm trong hệ thống chính trị nước ta?
- A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- C. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 11: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?
- A. Nhà nước
- B. Chính phủ
C. Nhân dân
- D. Đảng viên
Câu 12: Hệ thống chính trị Việt Nam có các đặc điểm nào sau đây?
- A. Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
- B. Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
- C. Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 13: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc nào sau đây?
- A. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
- B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
- C. Nguyên tắc uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Nội dung của cá nhân phụ trách là khi công việc của Đảng, của cấp uỷ, của tập thể sau khi đã được bàn bạc thấu đáo đi đến ra nghị quyết hoặc quyết định thì phải được phân công cho từng người phụ trách thi hành. Việc gì một người không làm được thì phải giao cho một tập thể thực hiện. Nếu tập thể thực hiện thì cũng phải có người đứng đầu tập thể đó chịu trách nhiệm chính. Người phụ trách là người phải có đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cá nhân phụ trách trên cơ sở tập thể lãnh đạo nghĩa là phải quyết tâm tổ chức thực hiện đúng việc tập thể đã bàn, đã quyết.
Ví dụ trên thuộc nguyên tắc nào của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Đảm bảo tính pháp quyền
- B. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
C. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách
- D. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Câu 15: Tính nhân dân của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua nội dung nào sau đây?
- A. Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
- B. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân
- C. Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 16: Việc làm nào dưới đây của học sinh trung học phổ thông là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?
A. Góp ý cho dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn Thanh niên
- B. Phổ biến quy định về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
- C. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi văn bản pháp luật
- D. Triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội Nông dân nhiệm kì mới
Câu 17: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là
- A. Tổ chức lãnh đạo xã hội Việt Nam
- B. Một tổ chức chính trị - xã hội
C. Một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam
- D. Tổ chức có vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị
Câu 18: Quốc hội có mấy chức năng chính?
- A. 2
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 19: Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế gì?
A. Thể chế một đảng duy nhất cầm quyền
- B. Thể chế chính trị đa đảng
- C. Cả A, và B đều đúng
- D. Cả A, và B đều sai
Câu 20: Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam
- B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 21: Quyền lực .......... là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền .......... , .......... , ..........
- A. Nhà nước, lập pháp, tư pháp, hành pháp
B. Nhà nước, lập pháp, hành pháp, tư pháp
- C. Nhà nước, hành pháp, lập pháp, tư pháp
- D. Nhà nước, tư pháp, hành pháp, lập pháp
Câu 22: Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về ai?
A. Nhân dân
- B. Chính phủ
- C. Quốc hội
- D. Chủ tịch nước
Câu 23: Nhận định sai là
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật
- B. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định những hoạt động của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- C. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước
D. Quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo lí thuyết tam quyền phân lập
Câu 24: Nội dung nào sau đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?
- A. Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân
- B. Vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
- C. Rèn luyện bản thân thật tốt để sau này tham gia vào hệ thống chính trị
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 25: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm nào sau đây?
- A. Là một bộ phận của hệ thống chính trị, giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam
- B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động
- C. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân
D. Cả A, B, C đều đúng
Bình luận