Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Chân trời bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bản mô tả những nội dung cơ bản về định hướng, mục tiêu, nguồn lực, tài chính, kế hoạch bán hàng,... nhằm giúp chủ thể kinh doanh xác định được các nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đề ra được gọi là gì?

  • A. Quản lí kinh doanh.
  • B. Kế hoạch tài chính.
  • C. Kế hoạch kinh doanh.
  • D. Quản lí tài chính.

Câu 2: Bản kế hoạch kinh doanh gồm mấy nội dung?

  • A. Ba nội dung.
  • B. Bốn nội dung.
  • C. Năm nội dung.
  • D. Sáu nội dung.

Câu 3: Nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức của chủ thể kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu được gọi là:

  • A. chiến lược kinh doanh.
  • B. kế hoạch sản xuất.
  • D. chiến lược đàm phán.

C. kế hoạch tài chính.

Câu 4: Để lập kế hoạch kinh doanh, chúng ta cần mấy bước?

  • A. Bốn bước.
  • B. Năm bước.
  • C. Sáu bước.
  • D. Bảy bước.

Câu 5: Bước đầu tiên để lập kế hoạch kinh doanh là

  • A. Tính toán chi phí.
  • B. Xác định mục tiêu khinh doanh.
  • C. Tính toán rủi ro.
  • D. Xác định ý tưởng kinh doanh.

Câu 6: Bước cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể cần làm gì?

  • A. Lập báo cáo taì chính.
  • B. Xây dựng nhân sự.
  • C. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí.
  • D. Tính toán và xây dựng các phương án thu.

Câu 7: Kế hoạch kinh doanh xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, công việc dự định thực hiện và cách đạt được:

  • A. mục tiêu kinh doanh.
  • B. trách nhiệm kinh tế.
  • C. trách nhiệm xã hội.
  • D. mục tiêu xã hội.

Câu 8: Mục tiêu kinh doanh cần đảm bảo tiêu chí nào dưới đây?

  • A. Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, thực tế, phù hợp khả năng.
  • B. Mục tiêu phải khái quát, cao hơn so với khả năng thực hiện.
  • C. Mục tiêu phải dài hạn, không giới hạn thời gian thực hiện.
  • D. Mục tiêu phải ngắn hạn, thấp hơn so với thời gian thực hiện.

Câu 9: Yếu tố nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh?

  • A. Ý tưởng kinh doanh.
  • B. Mục tiêu kinh doanh.
  • C. Văn hóa kinh doanh.
  • D. Chiến lược kinh doanh.

Câu 10: Xác định chiến lược kinh doanh không bao hàm kế hoạch nào dưới đây?

  • A. Kế hoạch sản xuất/cung cấp sản phẩm.
  • B. Kế hoạch tiếp thị và quảng cáo.
  • C. Kế hoạch tiêu dùng cá nhân.
  • D. Kế hoạch tài chính.

Câu 11: Bản kế hoạch kinh doanh được lập không bao gồm bước nào dưới đây?

  • A. Xác định ý tưởng kinh doanh.
  • B. Xác định mục tiêu kinh doanh.
  • C. Xác định chiến lược kinh doanh.
  • D. Xác định đơn vị kinh doanh.

Câu 12: Chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để làm gì?

  • A. Để phát huy tối đa được nguồn lực.
  • B. Để phù hợp hơn với thị trường.
  • C. Để có tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai.
  • D. Để đảm bảo tính khả thi của phương án kinh doanh.

Câu 13: Lí do phải thực hiện việc lập kế hoạch kinh doanh là

  • A. tái cấu trúc doanh nghiệp.
  • B. phát triển nguồn nhân lực.
  • C. nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
  • D. chuyển đổi công nghệ sản xuất.

Câu 14: Điểm xuất phát từ ý tưởng kinh doanh thông thường xuất phát từ

  • A. sự may mắn hoặc những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường.
  • B. kinh nghiệm.
  • C. những ý kiến chuyên gia.
  • D. thông qua quá trình đào tạo.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác