Lý thuyết trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 Chân trời bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

BÀI 5: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

  • Nêu được nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh.
  • Giải thích được sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh.
  • Diễn giải được các bước lập kế hoạch kinh doanh.
  • Lập được kế hoạch kinh doanh và mô tả được kế hoạch kinh doanh của bản thân dưới hình thức bài tập thực hành.

II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Kế hoạch kinh doanh và sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh

– Kế hoạch kinh doanh:

+ Kế hoạch kinh doanh là bản phác thảo quá trình kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Kế hoạch kinh doanh bao gồm các nội dung sau: tóm tắt kế hoạch kinh doanh; định hướng, ý tưởng kinh doanh; mục tiêu và chiến lược kinh doanh; các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh; kế hoạch hoạt động; rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí.

– Sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh:

  • Bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho chủ thể kinh doanh nắm bắt được tình hình thực tế và đưa ra những định hướng trong tương lai. 

  • Xác định được mục tiêu, chiến lược, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của bản thân, đưa ra phương hướng kinh doanh và phương thức thực hiện. 

  • Xác định được những thiếu sót trong kinh doanh và rủi ro có thể xảy ra.

=> Từ đó, chủ thể kinh doanh sẽ chủ động thực hiện, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để có tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai.

2. Các bước lập kế hoạch kinh doanh

– Các bước lập kế hoạch kinh doanh:

+ Bước 1: Xác định định hướng kinh doanh: Xây dựng tầm nhìn, kì vọng và thể hiện mong muốn của chủ thể kinh doanh.

+ Bước 2: Lập mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Đặt ra mục tiêu, mục đích trong từng thời kì.

+ Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh: Xác định

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chủ thể.

+ Bước 4: Xây dựng kế hoạch hoạt động: Nội dung, cách thức tổ chức thực hiện mục tiêu kinh doanh.

+ Bước 5: Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí: Phòng ngừa và giải quyết rủi ro.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Kinh tế pháp luật 12 CTST bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh, kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh, Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác