Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì 2 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?

  • A. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.
  • B. Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.
  • C. Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
  • D. Tập tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống của động vật.

Câu 2: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

  • A. 3000 ml
  • B. 1000 ml
  • C. 1500 ml
  • D. 2000 ml

Câu 3: Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được thực hiện thông qua các hoạt động gồm

  • A. thu nhận và biến đổi thức ăn.
  • B. thu nhận, biến đổi thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
  • C. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất.
  • D. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.

Câu 4: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường?

  • A. Nhiệt kế
  • B. Đồng hồ
  • C. Cân
  • D. Kim nam châm có trục quay

Câu 5: Cơ quan trao đổi khí ở Cá là:

  • A. Da
  • B. Hệ thống ống khí
  • C. Phổi
  • D. Mang
Câu 6: Điền vào chỗ trống: “Quang hợp là một quá trình trao đổi chất và ... năng lượng quan trọng ở thực vật.
 
  • A. Chuyển hóa
  • B. Hấp thu
  • C. Sử dụng
  • D. Điều hòa

Câu 7: Tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất là quá trình

  • A. chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
  • B. chuyển hóa các chất trong tế bào.
  • C. chuyển hóa năng lượng ngoài tế bào.
  • D. chuyển hóa các chất ngoài tế bào.

Câu 8: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

  • A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
  • B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
  • C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
  • D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm

Câu 9: Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện như thế nào? 

  • A. Có biểu hiện giống nhau và độc lập với nhau
  • B. Có biểu hiện giống nhau và phụ thuộc lẫn nhau
  • C. Trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau
  • D. Trái ngược nhau và độc lập với nhau

Câu 10: Giao tử đực ở động vật là

  • A. Trứng
  • B. Phôi
  • C. Noãn
  • D. Tinh trùng
Câu 11: Chức năng chủ yếu của lá là gì?
  • A. Quang hợp tạo chất hữu cơ để nuôi cây.
  • B. Tham gia vào hô hấp
  • C. Thoát hơi nước.
  • D. Giúp cho thân cây tránh được nắng nóng.

Câu 12: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

  • A. Bài tiết mồ hôi.
  • B. Phân giải protein trong tế bào.
  • C. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
  • D. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

Câu 13: Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất ?

  • A. Tạo ra ánh sáng và điều hòa không khí
  • B. Gây cháy rừng và làm chết hệ sinh thái
  • C. Giúp cân bằng và điều hòa không khí, giúp tổng hợp các chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật, giúp tích lũy năng lượng cho sự sống
  • D. Gây bệnh cho các sinh vật trên trái đất

Câu 14:Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  • A. Bẩm sinh
  • B. hỗn hợp
  • C. học được
  • D. trải qua quá trình học tập mới hình thành

Câu 15: Ở thực vật, mô phân sinh đỉnh nằm ờ vị trí nào của cây?

  • A. Đỉnh rễ, đỉnh cành.
  • B. Đỉnh rễ, thân non.
  • C. Đỉnh rễ, đỉnh cây.
  • D. Đỉnh rễ, lá non.

Câu 16: Vì sao nuôi cá rô phi nên thu hoạch sau một năm mà không để lâu hơn?

  • A. Tốc độ lớn của cá rô phi nhanh nhất ở năm đầu sau đó sẽ giảm.
  • B. Cá rô phi có tuổi thọ ngắn.
  • C. Cá nuôi lâu thịt sẽ dai và không ngon.
  • D. Sau một năm cá đã đạt kích thước tối đa.

Câu 17:  Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua

  • A. miệng.
  • B. thực quản.
  • C. dạ dày.
  • D. ruột non.

Câu 18: Để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao cần ....... và tưới nước hợp lí cho cây

  • A. trồng đúng thời vụ
  • B. bón phân
  • C. chọn giống
  • D. cắt tỉa

Câu 19: Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua

  • A. lục lạp của lá.
  • B. mạch gỗ của thân.
  • C. mạch gỗ của lá.
  • D. khí khổng của lá.

Câu 20: Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua

  • A. Máu
  • B. Thành dạ dày
  • C. Dịch tiêu hóa
  • D. Ruột già

Câu 21: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây?

  • A. Một cục nam châm vĩnh cửu.
  • B. Điện tích thử.
  • C. Kim nam châm.
  • D. Điện tích đứng yên.

Câu 22: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào

  • A. Oxygen
  • B. Tinh bột
  • C. Nhiệt
  • D. Carbon dioxide

Câu 23: So với trạng thái đang nghỉ ngơi tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trạng thái đang thi đấu của một vận động viên sẽ

  • A. Thấp hơn
  • B. Cao hơn
  • C. Lúc thấp, lúc cao
  • D. Không thay đổi
Câu 24: Chọn đáp án sai về từ trường trái đất
  • A. Trái đất là một nam châm khổng lồ
  • B. Ở bên ngoài trái đất ,đường sức từ trường trái đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu
  • C. Cực bắc địa lý và cực bắc địa từ không trùng nhau
  • D. Cực Nam địa lý trùng cực Nam địa từ 

Câu 25: Ở thực vật hai lá mầm, mô phân sinh bên nằm vị trí nào của cây?

  • A. Phân bố theo hình trụ ở đỉnh các rễ cây.
  • B. Phân bố theo hình trụ trong thân, rễ cây.
  • C. Phân bố theo hình trụ ở đỉnh của  thân cây.
  • D. Phân bố theo hình trụ ở đỉnh của cành cây.

Câu 26: Thông thường khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?

  • A. Gân lá
  • B. Tế bào thịt lá
  • C. Biểu bì lá
  • D. Trong khoang chứa khí

Câu 27:  Cho thí nghiệm sau:

Bước 1. Trồng vài hạt đỗ/ lạc/ ngô đang nảy mầm vào hai cốc chứa đất ẩm A, B.

Bước 2. Đặt cốc A vào hộp bìa carton có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên ngoài trong điều kiện thường.

Bước 3. Đặt cả hộp giấy bìa carton chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.

Bước 4. Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng thay đổi tư thế phát triển của cây trong hai cốc sau 1 tuần.

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kết quả quan sát của thí nghiệm trên?

  • A. Cây ở cốc A mọc nghiêng hướng về phía lỗ khoét, cây ở cốc B mọc thẳng.
  • B. Cây ở cốc A mọc nghiêng ngược hướng lỗ khoét, cây ở cốc B mọc thẳng.
  • C. Cây ở cốc A mọc nghiêng hướng về phía lỗ khoét, cây ở cốc B mọc nghiêng theo nhiều hướng khác nhau.
  • D. Cây ở cốc A mọc nghiêng ngược hướng lỗ khoét, cây ở cốc B mọc nghiêng theo nhiều hướng khác nhau.

Câu 28: Cho các tập tính sau

(1) Đẻ nhờ ở tu hú.

(2) Hót ở chim.

(3) Em dừng lại khi thấy đèn đỏ.

(4) Leo trèo ở khỉ.

(5) Nói ở người.

Số tập tính học được của động vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3. 
  • D. 4.

Câu 29: Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là

  • A. tập tính kiếm ăn.     
  • B. tập tính sinh sản.  
  • C. tập tính bảo vệ lãnh thổ.  
  • D. tập tính trốn tránh kẻ thù.

Câu 30: Khi đánh cây đi trồng, người ta thường cắt bớt lá nhằm mục đích

  • A. giảm thoát hơi nước.
  • B. giảm quang hợp.
  • C. giảm hô hấp.
  • D. giảm hút nước.

Câu 31: Cho các nhận định sau:

1. Tùy theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau

2. Để bảo quản nông sản cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào

3. Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản

4. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt

5. Phơi khô nông sản sau khi thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất

Số nhận định đúng:
  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 1.
  • D. 2. 

Câu 32: Sắp xếp theo đúng trình thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh

(1) Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào hai óng nghiệm đã đổ đầy nước rồi úp vào hai cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào

(4) Để một cốc nước ở chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc còn lại để chỗ nắng

(3) Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút hai cành rong đuôi chó ra, bịt kín ống nghiệm và lấy ống nghiệm ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại

(2) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm

  • A. 1 , 4, 2, 3.
  • B. 1, 4, 3, 2.
  • C. 2, 3, 1, 4.
  • D. 1, 2, 3, 4.

Câu 33: Sản phẩm phụ trong quá trình hô hấp tế bào là

  • A. diệp lục. 
  • B. glucose.
  • C. nhiệt năng.
  • D. khí oxygen.
Câu 34: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?
  • A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
  • B. Rễ cây mọc ngược hướng bờ ao.
  • C. Thân cây uốn cong theo hướng ngược lại với bờ ao.
  • D. Thân cây uốn cong theo hướng bờ ao.

Câu 35: Cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá lần lượt là

  • A. qua da, qua hệ thống ống khí
  • B. qua mang, qua hệ thống ống khí
  • C. qua phổi, qua hệ thống ống khí
  • D. qua da, qua mang.

Câu 36: Cho các đặc điểm sau:

(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

(2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh.

(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

(4) Tốc độ thoát hơi nước chậm.

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có bao nhiêu đặc điểm?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 37: Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:

  • A. nghiền nát – tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.
  • B. tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng– nghiền nát – đào thải.
  • C. chuyển hóa dinh dưỡng – tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – đào thải.
  • D. tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.

Câu 38: Chim bay đi khi nhìn người lại gần. Đây là hiện tượng gì?

  • A. hiện tượng va chạm.
  • B. hiện tượng cảm ứng.
  • C. hiện tượng hóa học.
  • D. hiện tượng vật lí.

Câu 39: Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng, khi đã đứng cân bằng, kim nam châm dọc theo hướng

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì II (P5)
  • A. Đông – Tây.
  • B. Đông – Nam.
  • C. Nam – Bắc.
  • D. Tây – Bắc.
Câu 40: Vật nào sau đây là ứng dụng của nam châm điện? 
  • A. Loa điện.
  • B. Túi xách. 
  • C. Bút bi. 
  • D. Mũ bảo hiểm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác