Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì 2 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có hiện tượng gì xảy ra khi đặt hai cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau?

  • A. Hai cực cùng tên thì hút nhau.                                                         
  • B. Hai cực cùng tên thì đẩy nhau.
  • C. Hai cực cùng tên thì vừa hút vừa đẩy.  
  • D. Không có hiện tượng gì xảy ra.

Câu 2: Vị trí nào trên thanh nam châm thì  mạt sắt bị hút mạnh nhất?

  • A. Ở phần giữa của thanh.
  • B. Chỉ ở đầu cực bắc của thanh nam châm.
  • C. Chỉ ở đầu cực nam của thanh nam châm.
  • D. Ở cả hai đầu cực bắc và cực nam trên thanh nam châm.

Câu 3: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

  • A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
  • B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
  • C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
  • D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 4: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có ý nghĩa như thế nào với sinh vật?

  • A. Giúp cơ thể biến đổi các chất.                 
  • B. Duy trì  sự sống của sinh vật.
  • C. Duy trì sự trao đổi năng lượng.               
  • D.Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống,tồn tại và phát triển.

Câu 5. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

  • A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.              
  • B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.
  • C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.                                  
  • D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. 

Câu 6: Sinh sản là

  • A. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống.
  • B. quá trình không thể thiếu của cơ thể sống
  • C. đặc trưng của vật không sống.
  • D. đặc trưng cơ bản của động vật.

Câu 7: Ở thực vật các chất hữu cơ được vận chuyển chủ yếu:

  • A. trong mạch rây,theo chiều từ rễ lên lá cây.                                                
  • B. trong mạch gỗ,theo chiều từ lá xuống rễ.
  • C. trong mạch rây,theo chiều từ lá xuống rễ.
  • D. Trong cả mạch gỗ và mạch rây. 

Câu 8: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây:

  • A. mùa hè, nhiệt độ cao, độẩm trung bình
  • B. mùa thu, nhiệt độ cao, độẩm trung bình
  • C. mùa đông, nhiệt độ thấp, độẩm thấp
  • D. mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao 

Câu 9: Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?

  • A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường.
  • B.   Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
  • C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
  • D. Sử dụng hormone.

Câu 10: Chất tham gia vào quá trình quang hợp là:

  • A. nước và khí carbon dioxide.                                                            
  • B. nước và khí oxygen
  • C. chất hữu cơ và khí oxygen.                    
  • D. chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

Câu 11: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là

  • A. các nhận biết.                                           
  • B. các kích thích.
  • C. các cảm ứng.  
  • D. các phản ứng.

Câu 12: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

1.  Là hai quá trình độc lập nhau

2. Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau

3. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển

4. Phát triển làm thay đổi sinh trưởng

5. Sinh trưởng là một phần của phát triển

6. Sinh trưởng thường diễn ra trước, sau đó phát triển mới diễn ra

  • A. 6     
  • B. 5     
  • C. 4   
  • D. 3

Câu 13: Sinh trưởng ở sinh vật là

  • A.sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
  • B. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
  • C.sự tăng lên về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.            
  • D. biến đổi diễn ra trong đời sống của cá thể.

Câu 14: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

  • A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.                                                   
  • B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
  • C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.
  • D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 15: Có mấy hình thức sinh sản?

  • A. 1.                                                                
  • B. 2.
  • C. 3.                      
  • D. 4.

Câu 16: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình:

  • A.tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.                               
  • B. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
  • C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thanh hợp tử, hợp tử phát triển tạo thành cơ thể mới.
  • D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 17: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì:

  • A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
  • B. cả hai nửa đểu mất từ tính.
  • C. mỗi nửa đểu là một nam châm có hai cực Bắc - Nam.
  • D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.

Câu 18: Ở thực vật Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của 

  • A. mô phân sinh ngọn.
  • B. mô phân sinh rễ.
  • C. mô phân sinh lá.
  • D. mô phân sinh đỉnh.

Câu 19: Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là

  • A. yếu tố di truyền                    
  • B. hormone                         
  • C. thức ăn                                
  • D. nhiệt độ và ánh sáng

Câu 20: Nhóm thực vật dưới đây sinh sản bằng thân rễ?

  • A. Rau má, dâu tây.                              
  • B. Khoai lang,  khoai tây.             
  • C. Gừng, củ gấu.                              
  • D. Lá bỏng, hoa đá

Câu 21: Sinh sản hữu tính khác sinh sản vô tính là

  • A. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.
  • B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.
  • C. tạo cơ thể mới từ các bộ phận khác nhau của cơ thể.
  • D. cơ thể mẹ sinh ra cơ thể con từ tê bào giao tử cái.

Câu 22: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?

  • A. Có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
  • B. Có độ mau thưa tùy ý.
  • C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
  • D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm. 

Câu 23: Cảm ứng của động vật là:

  • A. Khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cơ thể tồn tại và phát triển.
  • B. Khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.
  • C. Khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thíchcủa môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  • D. Khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. 

Câu 24: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của:

  • A. Các hệ cơ quan trong cơ thể
  • B. Cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
  • C. Các mô trong cơ thể
  • D. Các cơ quan trong cơ thể 

Câu 25: Sinh sản ở sinh vật là quá trình:

  • A. nảy trồi.                                       
  • B. hình thành cá thể mới.                   
  • C. hình thành rễ.                               
  • D. gieo hạt.

Câu 26: Hình thức sinh sản nào sau đây là sinh sản vô tính?

  • A. Đẻ trứng.
  • B. Đẻ con.
  • C. Phân đôi cơ thể.
  • D. Đẻ trứng và đẻ con.

Câu 27: Vì sao nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành

  • A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.         
  • B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.        
  • C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.       
  • D. Khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Câu 28: Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau:

 Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì II (P2)

Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là:

  • A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con.
  • B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con.
  • C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành.
  • D. trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành. 

Câu 29: Cây ưu bóng là:

  • A. Cây cam.
  • B. Cây dừa.
  • C. Cây lá lốt
  • D. Cây phượng vỹ.

Câu 30: Loài nào sinh sản bằng hình thức sinh sản hữu tính?

  • A.Trùng giày
  • B.Trùng roi
  • C.Trùng biến hình
  • D.Cá chép

Câu 31: Nhóm cây nào cần nhiều nước:

  • A. cây lúa, cây sen, cây bèo tấm, cây hoa súng
  • B. cây lúa, cây sen, cây nghệ, cây dong đuôi chó
  • C. cây ổi, cây táo, cây bưởi, cây cải, cây hoa hồng
  • D. cây sen, cây ngải cứu, cây tầm gửi, cây hướng dương

Câu 32: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  • A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  • B. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  • C. Cây nắp ấm bắt mồi.
  • D. Lá cây rụng khi có gió thổi mạnh

Câu 33: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  • A. Tính hướng tiếp xúc.
  • B. Tính hướng sáng.
  • C. Tính hướng hoá.
  • D. Tính hướng nước.

Câu 34: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  • A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
  • B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  • C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
  • D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Câu 35: Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?

  • A. Cây xương rồng.
  • B. Cây vạn tuế.
  • C. Cây lưỡi hổ.
  • D. Cây bắp cải.

Câu 36: Quang hợp ở cây xanh là quá trình chuyển hóa năng lượng từ

  • A. hóa năng thành quang năng
  • B. hóa năng thành nhiệt năng
  • C. quang năng thành hóa năng
  • D. quang năng thành nhiệt năng

Câu 37: Biện pháp nào thường không được sử dụng để làm tăng số con của trâu bò?

  • A. Thay đổi yếu tố môi trường
  • B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp
  • C. Nuôi cấy phôi
  • D. Thụ tinh nhân tạo trong cơ thể.

Câu 38: Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:

  • A. nghiền nát – tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.
  • B. tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng– nghiền nát – đào thải.
  • C. chuyển hóa dinh dưỡng – tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – đào thải.
  • D. tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.

Câu 39: Còi xương, chậm lớn ở động vật và người do thiếu

  • A. vitamin C.
  • B. vitamin D.
  • C. vitamin A.
  • D. vitamin E.

Câu 40: Phương trình hô hấp ở tế bào là

  • A. Glucose + Oxygen + Carbon dioxide → Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)
  • B. Glucose + Oxygen + Nước → Carbon dioxide + Năng lượng (ATP và nhiệt)
  • C. Glucose + Carbon dioxide → Oxygen + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)
  • D. Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác