Trắc nghiệm KHTN 7 cánh diều bài 26 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 cánh diều bài 26 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong hệ mạch, máu vận chuyển nhờ
- A. dòng máu chảy liên tục.
- B. sự va đẩy của các tế bào máu.
- C. sự co bóp của mao mạch.
D. sự co bóp của tim.
Câu 2: Vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể là chức năng của hệ cơ quan nào?
- A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ tuần hoàn.
- C. Hệ bài tiết.
- D. Hệ thần kinh.
Câu 3: Tĩnh mạch là những mạch máu đi từ
- A. mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.
- B. động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
- C. mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
D. mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
Câu 4: Trung bình mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng bao nhiều nước?
- A. 2,5 lít.
B. 2 lít.
- C. 1,5 lít.
- D. 1 lít.
Câu 5: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì
A. tổng tiết diện của mao mạch lớn.
- B. mao mạch thường ở gần tim.
- C. số lượng mao mạch ít hơn.
- D. áp lực co bóp của tim tăng.
Câu 6: Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?
- A. Nước, CO2, kháng thể.
B. CO2, các chất thải, nước.
- C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.
- D. Nước, hormone, kháng thể.
Câu 7: Khẳng định nào sau đây mô tả đúng ý nghĩa của quá trình tiêu hóa thức ăn?
- A. Để tận dụng các phân tử thức ăn hòa tan đơn giản.
B. Để phá vỡ các phân tử thức ăn phức tạp thành các phân tử hòa tan đơn giản.
- C. Để tạo ra các phân tử thực phẩm phức tạp từ các phân tử hòa tan đơn giản.
- D. Để loại bỏ các phân tử thức ăn phức tạp khỏi cơ thể.
Câu 8: Cho các yếu tố sau:
1. Loài
2. Kích thước cơ thể
3. Độ tuổi
4. Thức ăn
5. Nhiệt độ của môi trường
Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của cơ thể động vật và người.
A. 1, 2, 3, 4, 5.
- B. 1, 2, 4, 5.
- C. 1, 3, 4, 5.
- D. 1, 2, 3, 4.
Câu 9: Ý nghĩa chủ yếu của việc ra mồ hôi ở cơ thể người là
- A. giảm nhịp tim.
- B. bài tiết chất thải.
C. điều hòa thân nhiệt.
- D. giảm cân.
Câu 10: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.
A. 2 000 mL.
- B. 1 500 mL.
- C. 1000 mL.
- D. 3 000 mL.
Câu 11: Cách tốt nhất để giảm cân là
- A. ăn kiêng chất đạm và chất béo.
- B. tránh tất cả chất béo và đường càng nhiều càng tốt.
C. ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
- D. chỉ ăn những khẩu phần nhỏ hơn những gì bạn đã ăn.
Câu 12: Chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua
A. Máu
- B. Thành dạ dày
- C. Dịch tiêu hóa
- D. Ruột già
Câu 13: Động mạch là những mạch máu
- A. xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
B. xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
- C. chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
- D. xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan.
Câu 14: Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ tim và mạch máu?
(1) Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
(2) Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
(3) Lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí.
(4) Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
(5) Thường xuyên kiểm tra huyết áp.
(6) Kiểm tra sức khoẻ định kì.
A. (1), (3), (4), (5), (6).
- B. (1), (2), (3), (5), (6).
- C. (1), (2), (4).
- D. (1), (2), (5), (6).
Câu 15: Trong trường hợp nào sau đây con người cần phải truyền nước?
A. Khi bị sốt cao hoặc bị tiêu chảy.
- B. Khi bị sốt cao hoặc đau dạ dày.
- C. Khi bị sốt cao hoặc làm việc mệt nhọc.
- D. Khi bị tiêu chảy hoặc làm việc mệt nhọc.
Câu 16: Chức năng của ruột già là
- A. hấp thụ các sản phẩm của quá trình tiêu hóa.
- B. tiếp tục tiêu hóa protein, carbohydrate và chất béo.
- C. giải phóng các enzyme tiêu hóa.
D. hấp thụ lại nước.
Câu 17: Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?
(1) Rửa tay trước khi ăn.
(2) Ăn chín, uống sôi.
(3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.
(4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu.
(5) Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách, xem ti vi để tiết kiệm thời gian.
(6) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ.
- A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
- B. (1), (2), (3), (5), (6).
C. (1), (2), (4).
- D. (1), (2), (5), (6).
Câu 18: Cơ thể chúng ta thông thường bổ sung nước bằng cách
A. qua thức ăn và đồ uống.
- B. qua tiêu hóa và hô hấp.
- C. qua sữa và trái cây.
- D. qua thức ăn và sữa.
Câu 19: Quá trình tiêu hóa thức ăn hoàn thành ở
- A. gan.
- B. dạ dày.
C. ruột non.
- D. ruột già.
Câu 20: Cho các dữ kiện sau:
(1) …………. có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng.
(2) ………….. không thể tổng hợp chất hữu cơ mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể.
Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện các dữ kiện trên.
A. (1) Thực vật, (2) Động vật.
- B. (1) Động vật, (2) Thực vật.
- C. (1) Thực vật, (2) Nguyên sinh vật.
- D. (1) Động vật, (2) Nguyên sinh vật.
Câu 21: Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của động vật diễn ra ở đâu?
- A. Hệ tuần hoàn
- B. Hệ hô hấp
C. Hệ tiêu hóa
- D. Hệ hô hấp
Câu 22: Mô tả nào sau đây phù hợp nhất về khái niệm calo?
- A. Calo là thước đo của khối lượng thức ăn.
B. Calo là thước đo của năng lượng dự trữ trong thức ăn.
- C. Calo là thước đo của hàm lượng các chất trong thực phẩm.
- D. Calo là thước đo của vitamin dự trữ trong thực phẩm.
Câu 23: Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua
A. miệng.
- B. thực quản.
- C. dạ dày.
- D. ruột non.
Bình luận