Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Kĩ năng trong việc tiến hành thí nghiệm là
- A. quan sát, đo.
- B. quan sát, phân loại , liên hệ.
C. quan sát, đo, dự đoán, phân loại , liên hệ.
- D. đo, dự đoán, phân loại , liên hệ.
Câu 2: Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
- A. hạt proton.
- B. hạt neutron.
C. hạt electron.
- D. hạt nhân.
Câu 3: Nguyên tử oxygen có 8 electron. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử oxygen là
- A. 2.
B. 6.
- C. 8.
- D. 3.
Câu 4: Kí hiệu hóa học của nguyên tố helium là
- A. H.
B. He.
- C. Hf.
- D. Hg.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.
- B. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.
C. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
- D. Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng là khác nhau.
Câu 6: Trong các chất sau, chất nào là đơn chất?
- A. Muối ăn.
- B. Đường ăn.
- C. Vitamin C.
D. Khí hydrogen.
Câu 7: Lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm (trừ Helium) có số electron là
A. 8.
- B. 6.
- C. 4.
- D. 2.
Câu 8: Hóa trị của phosphorus trong hợp chất P2O3 là
- A. I.
- B. II.
C. III.
- D. V.
Câu 9: Khối lượng phân tử của hợp chất hydrogen sulfide là (biết trong phân tử có 2 H và 1 S)
- A. 30 amu.
B. 34 amu.
- C. 32 amu.
- D. 33 amu.
Câu 10: Đơn chất là chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học?
A. 1
- B. 2 hay nhiều
- C. 3
- D. 4
Câu 11: Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 15 m/s = …. km/h.
A. 54 km/h.
- B. 4,167 km/h.
- C. 540 km/h.
- D. 360 km/h.
Câu 12: Tốc độ của xe càng lớn thì
- A. thời gian để xe dừng càng ngắn..
B. quãng đường đi được trước khi dừng lại càng dài.
- C. khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng nhỏ.
- D. Cả A, B, C.
Câu 13: Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Âm thanh đó phát ra từ bộ phận nào của quạt?
- A. Hộp số.
- B. Không khí.
- C. Tụ điện.
D. Cánh quạt.
Câu 14: Hạt đại diện cho chất là
- A. nguyên tử
B. phân tử
- C. electron
- D. proton
Câu 15: Trong chất cộng hoá trị thì hóa trị của nguyên tố bằng
A. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết
- B. số proton mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết
- C. số neutron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết
- D. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã nhường đi để tạo ra liên kết
Câu 16: Công thức hoá học của một chất bao gồm
- A. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố tạo nên chất
- B. Chỉ số của các nguyên tố tạo nên chất
C. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và chỉ số chỉ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất.
- D. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và hoá trị của mỗi nguyên tố tạo nên chất.
Câu 17: Để đo tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:
1- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật
2- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s
3- Xác định vạch xuất phát và vạch đích chuyển động của vật
4 - Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích
Cách sắp xếp sau đây là đúng?
- A. 1-2-3-4
- B. 3-2-1-4
- C. 2-4-1-3
D. 3-2-4-1
Câu 18: Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Hình dạng nhạc cụ.
- B. Vẻ đẹp nhạc cụ.
- C. Kich thước của nhạc cụ.
D. Tần số của âm phát ra.
Câu 19: Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng gì?
- A. Trang trí nhà cửa được đẹp hơn.
- B. Bền hơn.
- C. Hấp thụ âm tốt hơn.
D. Phản xạ âm tốt.
Câu 20: Đặc điểm của nguồn sáng là
A. phát ra ánh sáng và tỏa nhiệt.
- B. chỉ phát ra ánh sáng.
- C. chỉ tỏa nhiệt.
- D. vật không tự phát ra ánh sáng.
Câu 21: Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật có đặc điểm như nào?
- A. Bề mặt cứng.
- B. Bề mặt nhẵn bóng.
C. Bề mặt không nhẵn bóng.
- D. Cả A và B.
Câu 22. Chọn phát biểu đúng?
- A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
- B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
- C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.
Câu 23: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là:
- A. dB
B. Hz
- C. Niu tơn
- D. kg
Câu 24: Khi độ to của vật tăng thì biên độ dao động âm cúa vật sẽ biến đổi như thế nào?
A. Tăng
- B. Giảm
- C. Không thay đổi
- D. Vừa tăng vừa giảm
Câu 25: Vật nào sau đây phản xạ âm tốt?
- A. Miếng xốp
- B. Tấm gỗ
C. Mặt Gương
- D. Đệm cao su
Câu 26: Hiện tượng và ứng dụng nào sau đây không liên quan đến năng lượng của ánh sáng ?
- A. Chai nước để ngoài nắng, nước trong chai dần nóng lên.
- B. Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình.
- C. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời.
D. Hiện tượng cầu vồng xuất hiện trên bầu trời.
Câu 27: Trong định luật phản xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là
- A. góc tới lớn hơn góc phản xạ
B. góc tới bằng góc phản xạ
- C. góc tới nhỏ hơn góc phản xạ
- D. góc tới có thể bằng hoặc lớn hơn góc phản xạ
Câu 28: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, có tính chất là
- A. ảnh ảo, lớn hơn vật
- B. ảnh ảo, bé hơn vật
C. ảnh ảo, bằng vật
- D. ảnh thật, bằng vật
Câu 29: Kí hiệu Na chỉ nguyên tố nào sau đây?
- A. Potassium.
B. Sodium.
- C. Magnesium.
- D. Neon.
Câu 30: Cho các chất sau: ammonia, hydrogen chloride, sodium, mercury. Số đơn chất là
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 31: Khi tạo thành liên kết trong phân tử KCl, nguyên tử Cl có xu hướng
A. nhận 1 electron.
- B. nhường 1 electron.
- C. góp chung 1 electron.
- D. nhường 7 electron.
Câu 32. Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là
A. III.
- B. II.
- C. I.
- D. IV.
Câu 33: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
- A. Ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
B. Âm thanh nào cũng có thể mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho con người.
- C. Nơi nào có tiếng ồn to kéo dài thì nơi đó bị ô nhiễm tiếng ồn.
- D. Cần có các biện pháp làm giảm tiếng ồn ở nơi bị ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 34: Kí hiệu hóa học của nguyên tố carbon là
- A. Ca.
B. C.
- C. Cu.
- D. Cs.
Câu 35: Liên kết được hình thành trong phân tử carbon dioxide là
A. liên kết cộng hóa trị.
- B. liên kết ion.
- C. liên kết hydrogen.
- D. liên kết kim loại.
Câu 36: Dựa vào đặc điểm nào ta nhận biết được bóng nửa tối?
- A. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu trắng.
B. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu xám.
- C. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu đen.
- D. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu vàng.
Câu 37: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
- A. Ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
- B. Âm thanh nào cũng có thể mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho con người.
- C. Nơi nào có tiếng ồn to kéo dài thì nơi đó bị ô nhiễm tiếng ồn.
- D. Cần có các biện pháp làm giảm tiếng ồn ở nơi bị ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 38: Khi đánh đàn, âm thanh phát ra được khi nào?
- A. Ngay khi cầm đàn.
B. Khi dây đàn dao động.
- C. Khi đánh vào hộp đàn.
- D. Khi dây đàn được chỉnh căng.
Câu 39: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
- A. Hydrogen.
- B. Oxygen.
- C. Nitrogen.
D. Carbon dioxide.
Câu 40: Vì sao hiệu quả quang hợp của cây trồng tại các khu công nghiệp thường bị giảm đi?
- A. Vì ánh sáng tại các khu công nghiệp quá cao, làm giảm hiệu quả quang hợp.
B. Vì nồng độ khí carbon dioxide thường quá cao, làm giảm hiệu quả quang hợp.
- C. Vì nhiệt độ tại các khu công nghiệp quá thấp, làm giảm hiệu quả quang hợp.
- D. Vì ánh sáng khí carbon dioxide tại các khu công nghiệp quá thấp, làm giảm hiệu quả quang hợp.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì I
Bình luận