Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bạn Lan thấy gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có lẽ trời sắp mưa to.Bạn Lan đã dùng kĩ năng:

  • A. quan sát, phân loại, dự báo.    
  • B. quan sát, dự báo
  • C. quan sát, dự báo, liên kết  
  • D. quan sát, đo, dự báo 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo?

  • A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử.

  • B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.
  • C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành lớp electron.
  • D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.

Câu 3: Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 7
  • D. 8

Câu 4: Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có số proton là

  • A. 2
  • B. 10
  • C. 18
  • D. 20

Câu 5: Nguyên tố A ở ô số 3 ,chu kỳ 2 ,nhóm I. Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố  A là:

  • A. Điện tích hạt nhân 3+, có 2e lớp ngoài cùng, 1 lớp e
  • B. Điện tích hạt nhân 2+, 3 e lớp ngoài cùng, 1 lớp e
  • C. Điện tích hat nhân 1+, 2 lớp e , 3 e lớp ngoài cùng
  • D. Điện tích hạt nhân 3+, 2 lớp e , 1e lớp ngoài cùng

Câu 6: Nguyên tử X có  8 proton, 2 lớp electron và có 6 e lớp ngoài cùng .Vậy vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là:

  • A. X ở ô số 6 .chu kỳ 2, nhóm VIII
  • B. X ở ô số 8 , chu kỳ 6, nhóm II
  • C. X ở ô số 8, chu kỳ 2, nhóm VI        
  • D. X ở ô số 2, chu kỳ 6, nhóm VIII.

Câu 7: Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

  • A. Nhóm lA.       
  • B. Nhóm IVA.                      
  • C. Nhóm lIA.         
  • D. Nhóm VIIA.

Câu 8: Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất?

  • A. Khí carbon dioxide do hai nguyên tố tạo nên là C, O.
  • B. Than chì do nguyên tố C tạo nên.
  • C. Hydrochloric acid do hai nguyên tố cấu tạo nên là H, Cl.
  • D. Nước do hai nguyên tố cấu tạo nên là H, O. 

Câu 9: Nguyên tử của các nguyên tố khác khí hiếm có xu hướng tham gia liên kết hóa học để lớp electron ngoài cùng đạt

  • A. 5 electron.
  • B. 6 electron.
  • C. 7 electron.
  • D. 8 electron.

Câu 10: Nguyên tử Mg trở thành ion Mg$^{2+}$ khi

  • A. nhận thêm 1 electron.
  • B. nhường đi 1 electron.
  • C. nhận thêm 2 electron.
  • D. nhường đi 2 electron.

Câu 11: Chất nào sau đây là chất cộng hóa trị?

  • A. Potassium chloride.
  • B. Calcium chloride.
  • C. Nitrogen.
  • D. Sodium oxide

Câu 12: Nhà Lan cách trường 2 km, Lan đạp xe từ nhà tới trường mất 10 phút. Tốc độ của Lan là

  • A. 0,2 km/h
  • B. 200m/s
  • C. 3,33 m/s
  • D. 2km/h

Câu 13: Đường thẳng có dấu mũi tên biểu diễn đường truyền của ánh sáng được gọi là :

  • A. Pháp tuyến
  • B. Tia tới
  • C. Tia phản xạ
  • D. Tia sáng

Câu 14: Hãy điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.

"Chùm sáng………......…. gồm các tia sáng….............….. trên đường truyền của chúng."

  • A. Phân kỳ; loe rộng ra.
  • B. Phân kỳ; giao nhau.
  • C. Hội tụ; loe rộng ra.
  • D. Song song; giao nhau.

Câu 15: Nguồn sáng bao gồm các vật nào?

  • A. Ngọn núi bất kì
  • B. Mặt trăng
  • C. Trái đất
  • D. Núi lửa đang phun trào

Câu 16: Tốc độ của một ô tô là 36 km/h. Điều đó cho biết gì?

  • A. Ô tô chuyển động được 36 km
  • B. Ô tô chuyển động trong 1 giờ
  • C. Mỗi giờ ô tô đi được 36 km
  • D. Ô tô đi 1 km trong 36 giờ
 Câu 17: Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào?
 
  • A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây
  • B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường
  • C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
  • D. Cổng quang điện và thước cuộn.

Câu 18: Trong phân tử oxygen (O2), khi hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau, chúng

  • A. góp chung proton.
  • B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
  • C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
  • D. góp chung electron.

Câu 19: Trong phân tử potassium chloride, nguyên tử K (potassium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết

  • A. cộng hóa trị.                                                    
  • B. ion.
  • C. phi kim.                                                           
  • D. kim loại.

Câu 20: Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất?

  • A. Fe(NO3)2, NO, C, S.
  • B. Mg, K, S, C, N2.
  • C. Fe, NO2, H2O.
  • D. Cu(NO3)2, KCl, HCl.

Câu 21: Biết N có hoá trị III, hãy chọn công thức hoá học phù hợp với qui tác hoá trị trong các công thức sau:

  • A. NO                                
  • B. N2O                      
  • C. N2O3                               
  • D. NO2

Câu 22: Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết:

  • A. tốc độ đi được     
  • B. Thời gian đi được
  • C. Quãng đường đi được
  • D. Cả tốc độ, thời gian và quãng đường đi được.

Câu 23: Nguồn âm là:                                                                                                                                         

  • A. các vật dao động phát ra âm.
  • B. các vật chuyển động phát ra âm.                                   
  • C. vật có dòng điện chạy qua
  • D. vật phát ra năng lượng nhiệt.    

Câu 24: Sóng âm là

  • A. chuyển động của các vật phát ra âm thanh.                                                                                                           
  • B. các vật dao động phát ra âm thanh.                                                                                                  
  • C. các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.                                                                       
  • D. sự chuyển động của âm thanh. 

Câu 25: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?                              

  • A. Tay bác bảo vệ gõ trống.                          
  • B. Dùi trống.                                                                       
  • C. Mặt trống.                                                
  • D. Không khí xung quanh trống.       
Câu 26: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?     
  • A. Độ đàn hồi của âm.                                     
  • B. Biên độ dao động của nguồn âm.                          
  • C. Tần số của nguồn âm
  • D. Đồ thị dao động của nguồn âm                                       

Câu 27: Vật nào sau đây phát ra âm nghe cao nhất?

  • A. Vật dao động 1600 lần trong 0,5 giây.
  • B. Vật dao động 600 lần trong 1 phút.
  • C. Vật dao động 2000 lần trong 1 giây.
  • D. Vật dao động 60 lần trong 0,02 giây.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng bổng.  
  • B. Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.        
  • C. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng tới vị trí xa nhất của dao động.
  • D. Biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng bé. 

Câu 29: Câu phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng bé.
  • B. Tần số là số dao động trong một giây.
  • C. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.     
  • D. Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.

Câu 30: Khối lượng phân tử khối NO2 là bao nhiêu? (Biết N = 14 amu, O = 16amu)

  • A. 30
  • B. 44
  • C. 46
  • D. 36

Câu 31: Vật liệu nào sau đây phản xạ âm kém nhất?

  • Gỗ
  • Len
  • Thép
  • Đá

Câu 32: Ở điều kiện thường, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • Chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị và luôn ở thể khí.
  • Chất cộng hóa trị luôn ở thể rắn.
  • Hợp chất có chứa kim loại thường là chất ion.
  • Tất cả các hợp chất ở thể rắn đều là chất ion. 

Câu 33: Trong ô nguyên tố sau, số 39 cho biết điều gì?

Image
 
  • A. Số hiệu nguyên tử
  • B. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố
  • C. Tên nguyên tố
  • D. Kí hiệu hóa học của nguyên tố

Câu 34: Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra?

  • A. Môi trường truyền âm.
  • B. ốc độ truyền âm.
  • C. Biên độ âm.
  • D. Tần số âm.

Câu 35: Khi em nghe được tiếng nói của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì?

  • A. Sóng âm truyền đi trong hang quá nhanh.
  • B. Trong hang động có mối nguy hiểm.
  • C. Có người ở trong hang cũng đang nói to.
  • D. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại.

Câu 36: Hai bạn Minh và Bình chơi trò chơi "Nói chuyện qua điện thoại" bằng cách xâu dây qua hai ống cứng hình trụ. Hai bạn cầm hai ống sao cho sợi dây căng ra, một bạn nói vào miệng một ống, bạn kia áp miệng ống còn lại vào tai để nghe.

Trong trò chơi này, âm thanh đã truyền qua những môi trường nào?

  • A. Không khí.
  • B. Chất rắn.
  • C. Chất lỏng.
  • D. Không khí và chất rắn.

Câu 37: Sản phẩm của quang hợp là

  • A. nước, khí carbon dioxide.
  • B. glucose, khí carbon dioxide.
  • C. khí oxygen, glucose.
  • D. glucose, nước.

Câu 38: Hô hấp tế bào giống với quá trình đốt cháy nhiên liệu như thế nào?

  • A. Sản phẩm tạo thành giống nhau.
  • B. Nguyên liệu tham gia giống nhau.
  • C. Nguyên liệu tham gia và sản phẩm tạo thành giống nhau.
  • D. Nguyên liệu tham gia và sản phẩm tạo thành giống nhau và đều giải phóng năng lượng.

Câu 39: Khi chúng ta xem tivi, âm thanh đã truyền qua môi trường nào tới tai ta?

  • A. Không khí.
  • B. Chất rắn.
  • C. Chất lỏng.
  • D. Tất cả các ý đều đúng.

Câu 40: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?

  • A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
  • B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
  • C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
  • D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác