Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì 1 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Việc tìm hiểu tự nhiên được thực hiện bằng các phương pháp, kĩ năng khoa học theo một tiến trình. Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  • A. Quan sát, đặt câu hỏi.
  • B. Thu thập ý kiến cá nhân của ít nhất 3 chuyên gia khoa học.
  • C. Xây dựng giả thuyết
  • D. Viết, trình bày báo cáo.

Câu 2: Chọn câu sai.

  • A. Mọi vật đều phản xạ âm truyền đến nó.
  • B. Không có mặt chắn vẫn cho âm phản xạ.
  • C. Trong hang động lớn, nếu nói to thì có âm phản xạ.
  • D. Âm dội lại khi gặp mặt chắn gọi là âm phản xạ.

Câu 3: Các hoạt động khi nghiên cứu về tính dẫn điện của một số chất:

(a) Tìm hiểu khả năng dẫn điện của nước cất, dung dịch đường, dung dịch muối ăn.

(b) Dự đoán trong số các chất: nước cất, dung dịch đường và dung dịch muối ăn; chất nào dẫn điện, chất nào không dẫn điện?

(c) Thực hiện thí nghiệm: Nối các đầu dây dẫn điện ở các cốc (nước cất, dung dịch đường, dung dịch muối ăn) với cùng một nguồn điện, ta chỉ thấy bóng đèn ở cốc đựng dung dịch muối ăn bật sáng.

(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực hiện, thảo luận kết quả thí nghiệm.

Cách sắp xếp đúng theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:

  • A. (b), (c), (a), (e), (d).
  • B. (b), (c), (a), (d), (e).
  • C. (a), (b), (c), (d), (e).
  • D. (a), (b), (d), (c), (e).

Câu 4: Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm cho ta biết

  • A. Chiều chuyển động của thanh nam châm.
  • B. Chiều của từ trường Trái Đất.
  • C. Chiều quay của thanh nam châm khi treo vào sợi dây.
  • D. Tên các từ cực của nam châm.

Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau.

  • A. Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng, bề mặt gồ ghề.
  • B. Vật phản xạ âm tốt là những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề.
  • C. Vật phản xạ âm kém là những vật cứng, bề mặt phẳng, nhẵn.
  • D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề.

Câu 6: Nguyên tử Nitrogen có 7 proton nên nitrogen có

  • A. điện tích hạt nhân là +7, số đơn vị điện tích hạt nhân là 7.
  • B. điện tích hạt nhân là 7, số đơn vị điện tích hạt nhân là +7.
  • C. điện tích hạt nhân là +8, số đơn vị điện tích hạt nhân là 8.
  • D. điện tích hạt nhân là 8, số đơn vị điện tích hạt nhân là +8.

Câu 7: Hiện tượng nào xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng?

  • A. Nguyệt thực.
  • B. Nhật thực.
  • C. Nhật thực toàn phần.
  • D. Nguyệt thực toàn phần.

Câu 8: Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ

  • A. chịu tác dụng của lực từ.
  • B. chịu tác dụng của lực đàn hồi.
  • C. có dòng điện chạy qua.
  • D. phát sáng.

Câu 9: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử magnesium (Mg):

Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì I (P5)

Nguyên tử magnesium có bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

  • A. Có 3 lớp electron và có 6 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.
  • B. Có 3 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.
  • C. Có 3 lớp electron và có 3 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.
  • D. Có 4 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.

Câu 10: Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Trồng nhiều cây xanh trong bệnh viện.
  • B. Xây tường ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
  • C. Làm tường xốp ở các quán hát.
  • D. Làm đồ chơi “điện thoại dây”.

Câu 11: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để tạo thành câu đúng khi nói về tương tác giữa hai nam châm.

Nam châm có thể …(1)… hoặc …(2)…. nam châm khác, các cực cùng tên thì… (3)… nhau, các cực khác tên thì……(4)…nhau. 

  • A. (1) đẩy, (2) hút, (3) đẩy, (4) hút.
  • B. (1) đẩy, (2) hút, (3) hút, (4) đẩy.
  • C. (1) đẩy, (2) hút, (3) tăng cường, (4) triệt tiêu.
  • D. (1) đẩy, (2) hút, (3) triệt tiêu, (4) tăng cường.

Câu 12: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’.

  • A. d > d’.
  • B. d = d’.
  • C. d < d’.
  • D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

Câu 13: Lực hút hoặc đẩy khi đưa hai nam châm lại gần nhau được gọi là:

  • A. lực tương tác.
  • B. lực từ.
  • C. lực điện từ.
  • D. Lực đẩy và lực đẩy.

Câu 14: Khi Na (Z = 11) kết hợp với Cl (Z = 17) để tạo thành phân tử sodium chloride (NaCl), nguyên tử Na cho hay nhận bao nhiêu electron?

  • A. Cho 1 electron.
  • B. Cho 2 electron.
  • C. Nhận 1 electron.
  • D. Nhận 2 electron.

Câu 15: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng 10 cm cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. Khoảng cách SS’ lúc này là:

  • A. 5 cm.
  • B. 10 cm.
  • C. 15 cm.
  • D. 20 cm.

Câu 16: Vật nào dưới đây là nguồn sáng?

  • A. Con đom đóm.
  • B. Quyển sách trên bàn.
  • C. Bóng đèn dây tóc bị đứt.
  • D. Mặt Trăng.

Câu 17: Nguyên tử Calcium có 20 proton và 20 neutron. Khối lượng nguyên tử Calcium  là

  • A. 20 amu.
  • B. 40 amu.
  • C. 60 amu.
  • D. 80 amu.

Câu 18: Trong các phát biểu sau về tốc độ, phát biểu nào đúng nhất?

  • A. Tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian xác định.
  • B. Tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một giờ.
  • C. Tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một giây.
  • D. Tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một ngày.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Xung quanh nam châm không có từ trường.
  • B. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có nam châm khác đặt trong từ trường này thì nam châm đó sẽ chịu tác dụng của từ trường.
  • C. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có vật có tính chất từ đặt trong từ trường này thì sẽ chịu tác dụng của từ trường.
  • D. Chỉ khi nam châm A (hay vật được làm từ vật liệu từ) đặt gần một nam châm B thì lúc đó xung quanh nam châm B mới xuất hiện một từ trường và từ trường này tác dụng lực từ lên nam châm A (hay tác dụng lực từ lên vật được làm từ vật liệu từ).

Câu 20: Kí hiệu hóa học của một nguyên tố được biểu diễn bằng

  • A. chỉ một chữ cái trong tên nguyên tố.
  • B. một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.
  • C. một hoặc nhiều chữ cái trong tên nguyên tố.
  • D. một chữ cái và một chữ số trong tên nguyên tố.

Câu 21: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại

  • A. từ trường.
  • B. trọng trường.
  • C. điện trường.
  • D. điện từ trường.

Câu 22: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của tốc độ:

  • A. m/s.
  • B. km/h.
  • C. mm/ngày.
  • D. m.phút.

Câu 23: Kí hiệu nguyên tố flourine là

  • A. Fr.
  • B. Fl.
  • C. Fe.
  • D. F.

Câu 24: Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các

  • A. Vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.
  • B. Vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.
  • C. Vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.
  • D. Vụn của bất kỳ vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.

Câu 25: Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có

  • A. cùng số electron lớp ngoài cùng và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • B. cùng số electron lớp ngoài cùng và được xếp thành hàng theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
  • C. cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân.
  • D. cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Câu 26: Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 1,5 giờ đi được đoạn đường dài 108 km. Tốc độ của đoàn tàu tính theo đơn vị m/s là giá trị nào trong các giá trị sau:

  • A. 108 m/s.
  • B. 20 m/s.
  • C. 30m/s.
  • D. 72 m/s.

Câu 27: Biết hoá trị của Cl là I. Hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3 là

  • A. I.
  • B. II.
  • C. III.
  • D. IV.

Câu 28: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây?

 Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì I (P5)

  • A. A là cực Bắc, B là cực Nam.
  • B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
  • C. A và B đều là cực Bắc.
  • D. A và B đều là cực Nam.

Câu 29: Thiết bị bắn tốc độ thường được dùng để xác định:

  • A. tốc độ của các phương tiện giao thông.
  • B. tốc độ trong các phòng thí nghiệm.
  • C. tốc độ của các vận động viên bơi lội.
  • D. tốc độ của học sinh trong giờ thể dục.

Câu 30: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C hóa trị II và O.

  • A. CO2.
  • B. CO.
  • C. C2O4.
  • D. C2O2.

Câu 31: Viết công thức hóa học của Sodium carbonate, biết trong phân tử có 2 Na, 1 C và 3 O.

  • A. NaCO.
  • B. Na2CO.
  • C. Na2CO3.
  • D. Na2CO3.

Câu 32: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

  • A. Trong 2 giây, con lắc thực hiện được 60 dao động.
  • B. Trong 1 phút, dây đàn thực hiện được 1200 dao động.
  • C. Trong 2 giây, dây chun thực hiện được 200 dao động.
  • D. Trong 10 giây, mặt trống thực hiện được 90 dao động.

Câu 33: Phần trăm khối lượng của C trong hợp chất K2CO3 là

  • A. 10,2%.
  • B. 9,8%.
  • C. 9,2%.
  • D. 8,7%.

Câu 34: Cho các chất sau:

1. Oxygen

2. Carbon dioxide

3. Chất dinh dưỡng

4. Nước uống

5. Năng lượng nhiệt

6. Chất thải

Trong quá trình trao đổi chất ở người, số chất cơ thể người thu nhận là

  • A. 2.
  • B. 5.
  • C. 4.
  • D. 3.

Câu 35: Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide được diễn ra tại hệ cơ quan nào trong cơ thể?

  • A. Hệ tuần hoàn.
  • B. Hệ hô hấp.
  • C. Hệ tiêu hóa.
  • D. Hệ thần kinh.

Câu 36: Chuyển hóa năng lượng là

  • A. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  • B. quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
  • C. quá trình biến đổi năng lượng hóa học thành nhiệt năng.
  • D. quá trình biến đổi năng lượng để hoạt động hàng ngày.

Câu 37: Cho các nhận định sau:

1. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể, là đặc tính cơ bản của sự sống.

2. Uống đủ nước, thức khuya, luyện tập thể dục thể thao,… sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

3. Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm là sinh vật dị dưỡng và sinh vật tự dưỡng.

4. Trong cơ thể con người đã có quá trình biến đổi hóa học thức ăn thành năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống hàng ngày.

Trong số các nhận định trên, số nhận định không đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 38: Sóng âm truyền được trong môi trường nào?

  • A. Chỉ trong chất khí và chất lỏng.
  • B. Chỉ trong chất khí.
  • C. Trong mọi chất kể cả chân không.
  • D. Trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 39: Cho các chất sau: sodium chloride, chlorine, carbon dioxide, magnesium oxide, nước. Trong các chất trên, số chất cộng hóa trị là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 40: Khi biên độ dao động của vật càng nhỏ thì

  • A. âm phát ra càng to.
  • B. âm phát ra càng nhỏ.
  • C. âm phát ra càng cao.
  • D. âm phát ra càng thấp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác