Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì 1 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nguyên tử oxygen có 8 proton nên oxygen có
- A. điện tích hạt nhân là +7, số đơn vị điện tích hạt nhân là 7.
- B. điện tích hạt nhân là 7, số đơn vị điện tích hạt nhân là +7.
C. điện tích hạt nhân là +8, số đơn vị điện tích hạt nhân là 8.
- D. điện tích hạt nhân là 8, số đơn vị điện tích hạt nhân là +8.
Câu 2: Cho mô hình cấu tạo nguyên tử aluminium:
Nguyên tử aluminium có bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
- A. Có 3 lớp electron và có 6 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.
- B. Có 3 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.
C. Có 3 lớp electron và có 3 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.
- D. Có 4 lớp electron và có 3 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.
Câu 3: Cho ô nguyên tố sodium:
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố sodium là
A. 23.
- B. 11.
- C. 12.
- D. 24.
Câu 4: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:
- A. Oxi, nước và năng lượng.
- B. Nước, đường và năng lượng.
- C. Nước, carbon dioxide và đường.
D. Carbon dioxide, nước và năng lượng.
Câu 5: Đơn vị đo tốc độ trong hệ đo lường chính thức của nước ta là:
A. km/h.
- B. m/h.
- C. km/s.
- D. m/phút.
Câu 6: Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết những đại lượng nào?
- A. Thời gian và vật chuyển động.
- B. Thời gian chuyển động của vật và vạch xuất phát.
- C. Thời gian chuyển động của vật và vạch đích.
D. Thời gian chuyển động của vật và quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó.
Câu 7: Cảnh sát giao thông muốn kiểm tra xem tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông có vượt quá tốc độ cho phép hay không thì sử dụng thiết bị nào?
- A. Tốc kế.
B. Súng bắn tốc độ.
- C. Đồng hồ bấm giây.
- D. Thước.
Câu 8: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5m là 0,5s. Tốc độ của ô tô là:
- A. 2m/s
- B. 5m/s
C. 10m/s
- D. 28m/s
Câu 9: Chọn phát biểu đúng về từ phổ và từ trường?
A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường
- B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện
- C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu
- D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh
Câu 10: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
- B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất
- C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường
- D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không
Câu 11: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc
độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/phút.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bạn An đi nhanh nhất.
- B. Bạn Bình đi nhanh nhất.
- C. Bạn Đông đi nhanh nhất.
- D. Ba bạn đi nhanh như nhau
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Mỗi thanh nam châm chữ U chỉ có một cực.
- B. Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh.
C. Mỗi thanh nam châm thẳng có hai cực.
- D. Ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở giữa chữ U (phần cong nhất).
Câu 13: Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng.
- A. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong.
- B. Các đường cong này nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm.
- C. Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm.
D. Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có dạng như nhau.
Câu 14: Trong nguyên tử, hạt không mang điện là:
- A. electron.
B. neutron.
- C. electron và neutron
- D. proton và electron.
Câu 15: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?
- A. Ở vùng xích đạo.
- B. Chỉ ở vùng Bắc cực.
- C. Chỉ ở vùng Nam cực.
D. Ở vùng Bắc cực và Nam cực.
Câu 16: Nguyên tử X có 20 electron, nguyên tử X có số lớp electron là:
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
D. 4.
Câu 17: Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là:
- A. 23.
B. 34.
- C. 35.
- D. 46.
Câu 18: Một dây đàn dao động trong 3 giây thực hiện được 1500 dao động thì tần số dao động của dây đàn là:
- A. 1000Hz
B. 500Hz
- C. 4500Hz
- D. 1500Hz
Câu 19: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:
Tên các cực từ của nam châm là
A. A là cực Nam, B là cực Bắc.
- B. A là cực Bắc, B là cực Nam
- C. A và B là cực Bắc.
- D. A và B là cực Nam.
Câu 20: Khi ta đang nghe đài thì:
- A. màng loa của đài bị nén
- B. màng loa của đài bị bẹp
C. màng loa của đài dao động
- D. màng loa của đài bị căng ra
Câu 21: Tần số dao động của vật lớn thì :
A. Vật phát ra âm cao.
- B. Vật phát ra âm to.
- C. Vật phát ra âm thấp.
- D. Vật phát ra âm nhỏ.
Câu 22: Trường hợp nào dưới đây không gây ô nhiễm tiếng ồn ?
- A. Tiếng lợn kêu vào sáng sớm hàng ngày tại lò giết lợn
- B. Loa phóng thanh xã hướng thẳng vào đầu nhà
- C. Tiếng sét đánh
D. Tiếng hát Karaoke kéo dài suốt ngày
Câu 23: Đặc điểm chung nhất của các nguồn âm là:
- A. Đều cứng
- B. Đều hấp thụ âm tốt
C. Đều dao động
- D. Đều phản xạ âm tốt
Câu 24: Các nguyên tố trong nhóm IA có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 25: Hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất được gọi là
- A. nguyên tử;
- B. nguyên tố;
C. phân tử;
- D. phần tử.
Câu 26: Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, ta có quy tắc hóa trị là
- A. tích giữa hóa trị của A và số nguyên tử của B bằng tích giữa hóa trị của B và số nguyên tử của A;
- B. hóa trị của A bằng hóa trị của B;
C. tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B;
- D. tổng giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tổng giữa hóa trị và số nguyên tử của B.
Câu 27: Cho công thức hóa học của calcium nitrate là: Ca(NO3)2
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử là
- A. 1 Ca, 1 N và 3 O;
- B. 1 Ca, 2 N và 5 O;
- C. 1 Ca, 1 N và 6 O;
D. 1 Ca, 2 N và 6 O.
Câu 28: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng tạo ra ảnh của vật.
- B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng không tạo ra ảnh của vật.
- C. Hiện tượng phản xạ khuếch tán tạo ra ảnh của vật.
- D. Cả B và C đúng.
Câu 29: Để phát hiện tinh bột trong lá cây, người ta tiến hành thí nghiệm gồm các bước sau:
1. Lấy một chậu trồng cây khoai lang, để vào chỗ tối hai ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần ở cả hai mặt của chiếc lá. Đem chậu cây đó ra đặt ở ngoài sáng khoảng 4 - 6 giờ.
2. Đặt lá vào trong đĩa petri, nhỏ vài giọt dung dịch iodine loãng lên bề mặt lá.
3. Ngắt chiếc lá đã bịt băng giấy đen. Gỡ bỏ băng giấy đen trên bề mặt lá. Cho lá đó vào ống nghiệm đựng ethanol 70%. Đặt ống nghiệm đó vào cốc lớn đựng nước, để lên kiềng rồi đun cách thủy bằng bếp đèn cồn cho đến khi lá mất màu xanh (chất diệp lục ở lá bị tẩy hết).
4. Tắt đèn cồn, dùng kẹp gắp lá ra khỏi ống nghiệm đựng ethanol 70%, nhúng lá vào cốc nước ấm để rửa sạch cồn.
Quy trình thí nghiệm đúng là
- A. 1 – 2 – 3 – 4.
B. 1 – 3 – 4 – 2.
- C. 1 – 3 – 2 – 4.
- D. 1 – 2 – 4 – 3.
Câu 30: Nguyên tử nào sau đây tồn tại độc lập ở điều kiện thường
- A. nguyên tử phi kim;
- B. nguyên tử kim loại;
- C. nguyên tử oxygen;
D. nguyên tử khí hiếm.
Câu 31: Ion S2− có lớp vỏ electron tương tự nguyên tử nguyên tố khí hiếm nào?
- A. Helium;
B. Argon;
- C. Neon;
- D. Krypton.
Câu 32: Chất nào sau đây không là chất cộng hóa trị
- A. khí carbonic;
- B. nước;
- C. khí hydrogen;
D. magnesium oxide.
Câu 33: Một dây đàn dao động trong 2 giây thực hiện được 1000 dao động thì tần số dao động của dây đàn là:
- A. 1000Hz
B. 500Hz
- C. 250Hz
- D. 200Hz
Câu 34: Các thiết bị “bắn tốc độ” được sử dụng để:
- A. đo khối lượng của các phương tiện giao thông.
- B. đo thời gian chuyển động của các phương tiện giao thông.
- C. đo quãng đường chuyển động của các phương tiện giao thông.
D. đo tốc độ chuyển động của các phương tiện giao thông.
Câu 35: Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của:
A. cột không khí trong ống sáo.
- B. thành ống sáo.
- C. các ngón tay của người thổi.
- D. đôi môi của người thổi
Câu 36: Nơi diễn ra sự trao đổi khí mạnh nhất ở thực vật là
- A. rễ.
- B. thân.
C. lá.
- D. quả
Câu 37: Số lượng mỗi loại hạt của một số nguyên tử được nêu trong bảng dưới đây:
Nguyên tử | Số proton | Số neutron | Số electron |
X1 | 8 | 9 | 8 |
X2 | 7 | 7 | 7 |
X3 | 8 | 10 | 8 |
X4 | 6 | 6 | 6 |
Những nguyên tố trong bảng thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
- A. X1, X2.
B. X1, X3.
- C. X2, X3.
- D. X2, X4.
Câu 38: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là:
- A. hàm lượng nước, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
B. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
- C. nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
- D. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ.
Câu 39: Vì sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp lại sử dụng iodine làm thuốc thử?
- A. Dung dịch iodine dễ tìm.
- B. Chỉ có dung dịch iodine mới tác dụng với tinh bột.
C. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng.
- D. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu đỏ đặc trưng.
Câu 40: Các chất tham gia vào quá trình hô hấp tế bào là
A. Chất hữu cơ và Oxygen.
- B. Carbon dioxide và nước.
- C. Carbon dioxide và Oxygen.
- D. Cả A và B
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì I
Bình luận