Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì 2 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong thân cây, mạch rây có vai trò
- A. vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.
B. vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.
- C. vận chuyển các chất hữu cơ từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.
- D. vận chuyển nước và muối khoáng được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.
Câu 2: Biện pháp vun gốc cho cây khoai tây dựa trên
A. tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ.
- B. tính hướng đất và hướng ánh sáng của rễ.
- C. tính tránh đất và hướng ánh sáng của rễ.
- D. tính tránh đất và tránh ánh sáng của rễ.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?
- A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
- B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
- C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
D. Cây cam phát triển từ hạt.
Câu 4: Phát biểu nào không đúng khi nói về điều khiển sự sinh sản ở sinh vật?
- A. Ở thực vật, có thể sử dụng hormone để kích thích sự ra hoa sớm.
- B. Ở một số động vật, có thể tiêm hormone để thúc đẩy sự chín và rụng nhiều trứng.
C. Ở động vật, chỉ có thể điều khiển sinh sản theo hướng điều khiển số con.
- D. Có thể điều chỉnh các yếu tố môi trường để điều khiển sự sinh sản ở thực vật.
Câu 5: Cây ngô non phát triển thành cây ngô trưởng thành là
A. sự sinh trưởng của cây.
- B. tập tính của cây.
- C. sự cảm ứng của cây.
- D. sự sinh sản của cây.
Câu 6: Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật nhằm
- A. biến đổi kích thích của môi trường.
B. trả lời kích thích của môi trường.
- C. phát tán kích thích của môi trường.
- D. điều tiết kích thích của môi trường.
Câu 7: Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích
- A. hạn chế sâu bệnh hại.
B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng.
- C. làm đẹp cho ruộng nương.
- D. hạn chế sự phá hoại của con người.
Câu 8: Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa
- A. hạt phấn với tế bào noãn trong bầu nhụy tạo thành hợp tử.
B. tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- C. tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong cơ thể của con cái.
- D. tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong trứng đã thụ tinh.
Câu 9: Cân bằng nước trong cây là
- A. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
B. sự cân bằng giữa lượng nước cho quá trình hô hấp và thoát hơi nước của cây.
- C. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ và lượng nước sử dụng cho quang hợp.
- D. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ và dùng cho quá trình thoát hơi nước.
Câu 10: Hình thức dinh dưỡng phổ biến của động vật là
A. tự dưỡng.
- B. dị dưỡng.
- C. hóa dưỡng.
- D. hoại dưỡng.
Câu 11: Một số hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm
A. hướng nước, hướng ánh sáng, hướng tiếp xúc, hướng hóa.
- B. hướng nước, hướng nhiệt, hướng tiếp xúc và hướng hóa.
- C. hướng nước, hướng nhiệt, hướng tiếp xúc và hướng dinh dưỡng.
- D. hướng nhiệt, hướng ánh sáng, hướng tiếp xúc và hướng dinh dưỡng.
Câu 12: An đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian bạn thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ. Hiện tượng này mô tả quá trình
- A. quang hợp.
- B. thoát hơi nước.
C. cảm ứng.
- D. hô hấp.
Câu 13: Tập tính học được là
- A. các tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
- B. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể nhưng mang tính đặc trưng cho loài.
C. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
- D. các tập tính sinh ra đã có nhưng mang tính cá thể, không đặc trưng cho loài.
Câu 14: Cây gỗ to ra là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
- A. Mô phân sinh đỉnh rễ.
- B. Mô phân sinh đỉnh thân.
C. Mô phân sinh bên.
- D. Mô phân sinh lóng.
Câu 15: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?
- A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.
B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
- C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.
- D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.
Câu 16: Trong sinh sản vô tính ở động vật, từ một cá thể
- A. thường sinh ra một hay nhiều cá thể khác cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng.
- B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. thường sinh ra một hay nhiều cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng.
- D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Câu 17: Quả được hình thành do sự biến đổi của
- A. nhị hoa.
- B. đài hoa.
C. noãn đã thụ tinh.
- D. bầu nhụy.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?
- A. Cá thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. Tạo ra thế hệ cá thể con rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
- C. Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một thời gian ngắn.
- D. Tạo ra thế hệ cá thể con thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Câu 19: Biện pháp nào sau đây thường được sử dụng để làm tăng số con của cá mè và cá trắm?
- A. Bổ sung thêm thức ăn vào giai đoạn sinh sản.
B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.
- C. Sử dụng phương pháp nhân bản vô tính.
- D. Thay đổi nhiệt độ nước vào giai đoạn sinh sản.
Câu 20: Một số loài rùa ấp trứng có tỉ lệ con đực và con cái gần bằng nhau ở nhiệt độ 28,5 độ C, đa số là con đực nếu thấp hơn 25 độ C, đa số là con cái nếu trên 30 độ C.
Hiện tượng trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở sinh vật?
- A. Ánh sáng.
B. Nhiệt độ.
- C. Độ ẩm.
- D. Chất dinh dưỡng.
Câu 21: Tại sao cứ gần đến tết người ta lại thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc?
- A. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài. Do vậy, người ta thắp đèn để kích thích quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
B. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn. Do vậy, người ta thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
- C. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn. Do vậy, người ta thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
- D. Vì hoa cúc là loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài. Do vậy, người ta thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm; giúp tích trữ năng lượng để cây ra hoa đúng dịp tết, đảm bảo chất lượng hoa to và đẹp.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cảm ứng ở sinh vật?
- A. Cảm ứng giúp sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một thời gian nhất định.
- B. Cảm ứng của thực vật thường diễn ra chậm, biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan.
C. Cảm ứng ở thực vật chỉ gồm 3 hình thức là hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc.
- D. Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn và dễ nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
Câu 23: Tại sao vào mùa đông, cây trồng lại ít bị sâu ăn lá hơn so với các mùa khác trong năm?
- A. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng nhiều.
- B. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do nhiệt độ lạnh.
- C. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do độ ẩm thấp.
D. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.
Câu 24: Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long là
A. để thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
- B. để tăng khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
- C. để tăng khả năng chống chịu của cây thanh long.
- D. để kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.
Câu 25: Hoạt động cảm ứng có vai trò nào sau đây đối với cơ thể sinh vật?
- A. Giúp cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống.
B. Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại.
- C. Giúp sinh vật tăng kích thước và khối lượng, hoàn thiện các chức năng sống.
- D. Giúp sinh vật tăng số lượng cá thể, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Câu 26: Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?
- A. Cơ thể tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng qua da.
- B. Hệ vận động và hệ tuần hoàn tăng cường hoạt động.
- C. Sinh vật chủ động giảm kích thước và khối lượng cơ thể.
D. Các hoạt động sống của sinh vật đều bị ảnh hưởng.
Câu 27: Cừu Dolly là sản phẩm của phương pháp nhân giống nào?
A. Nhân giống vô tính.
- B. Nhân giống hữu tính.
- C. Nhân giống sinh dưỡng.
- D. Nhân giống thuần chủng.
Câu 28: Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì và thuộc loại tập tính nào ở động vật?
A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
- B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.
- C. Mục đích thu hút con mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.
- D. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính di cư.
Câu 29: Vì sao người ta có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng?
- A. Vì thức ăn của ong mắt đỏ là các loài sâu hại.
B. Vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào trong trứng của các loài sâu hại.
- C. Vì ong mắt đỏ có tập tính nửa kí sinh trong cơ thể sâu hại.
- D. Vì ong mắt đỏ có tập tính trích nọc độc tiêu diệt côn trùng.
Câu 30: Sự phân chia của tế bào giúp
A. cơ thể lớn lên và sinh sản.
- B. cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- C. cung cấp các sản phẩm tổng hợp cho tế bào.
- D. giúp cơ thể thích ứng với kích thích từ môi trường.
Câu 31: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật?
- A. Sự trao đổi nước và trao đổi khí của cơ thể sinh vật với môi trường.
- B. Sự tạo ra những cá thể mới thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
C. Sự tăng lên về kích thước và khối lượng, phát sinh các cơ quan trong cơ thể.
- D. Sự tiếp nhận và trả lời các kích thích có cường độ tới ngưỡng của môi trường.
Câu 32: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm để diệt côn trùng có hại?
A. Vì côn trùng bị thu hút bởi ánh đèn vào ban đêm nên có thể dùng bẫy đèn có thể thu hút và bắt côn trùng.
- B. Vì côn trùng sợ ánh đèn vào ban đêm nên khi nhìn thấy ánh đèn chúng sẽ tự động tránh xa.
- C. Vì ánh đèn có thể trực tiếp tiêu diệt côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt trực tiếp côn trùng.
- D. Vì ánh đèn có thể thu hút nhiều loài sinh vật ăn côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt gián tiếp côn trùng.
Câu 33: Mẹ Bảo tiến hành cắt một đoạn thân cây rau ngót cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần bạn Bảo nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Em hãy cho biết mẹ bạn đã sử dụng phương pháp nhân giống nào?
- A. Nuôi cấy mô.
B. Giâm cành.
- C. Chiết cành.
- D. Ghép cành.
Câu 34: Trùng biến hình sinh sản bằng hình thức
- A. ghép đôi.
B. phân đôi.
- C. nảy chồi.
- D. phân mảnh.
Câu 35: Trong các nhóm sinh vật dưới đây, nhóm nào gồm các động vật có thể sinh sản bằng hình thức trinh sinh?
A. Ong, kiến, một số loại cá, lưỡng cư, bò sát.
- B. Gà, kiến, một số loại cá, lưỡng cư, bò sát.
- C. Thủy tức, ong, một số loại cá, lưỡng cư, bò sát.
- D. Sao biển, ong, một số loại cá, lưỡng cư, bò sát.
Câu 36: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở
- A. trong trứng đã thụ tinh.
B. trong cơ thể mẹ.
- C. ngoài tự nhiên.
- D. trong môi trường nước.
Câu 37: Cần phải giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm để
- A.hạn chế tối đa nguy cơ chất phóng xạ gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- B. hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- C. hạn chế tối đa nguy cơ hóa chất gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
D. hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Câu 38: Khi nói đến ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh sản ở thực vật, hiện tượng gì thường sẽ xảy ra đối với cây lúa khi nhiệt độ quá thấp?
- A. Cây lúa sẽ không sinh sản.
B. Cây lúa sinh sản nhưng hạt lúa bị lép.
- C. Cây lúa sinh sản nhưng số lượng hạt ít.
- D. Cây lúa sẽ sinh sản muộn hơn.
Câu 39: Trong trường hợp nào sau đây con người cần phải truyền nước?
A. Khi bị sốt cao hoặc bị tiêu chảy.
- B. Khi bị sốt cao hoặc đau dạ dày.
- C. Khi bị sốt cao hoặc làm việc mệt nhọc.
- D. Khi bị tiêu chảy hoặc làm việc mệt nhọc.
Câu 40: Vì sao chúng ta cần uống nhiều nước hơn khi trời nóng hoặc khi vận động mạnh?
- A. Vì khi đó cơ thể nóng lên rất nhiều. Do đó, cần uống nhiều nước để làm mát cơ thể.
B. Vì khi đó lượng nước thoát ra môi trường nhiều qua hoạt động toát mồ hôi. Do vậy, con người cần uống nhiều nước để cân bằng lượng nước đã mất đi.
- C. Vì khi đó cơ thể nóng lên và cần nhiều năng lượng. Do đó, cần uống nhiều nước để chống mệt mỏi, hạn chế tối đa hiện tượng toát mồ hôi.
- D. Vì khi đó cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, cần uống nhiều nước để tăng cường quá trình thu nhận và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm KHTN 7 Cánh diều học kì II
Bình luận