Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 7 kết nối tri thức học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 7 kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biết nguyên tố X có cấu tạo nguyên tử như sau: số đơn vị điện tích hạt nhân là 20, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Nguyên tử X có 20 electron.
  • B. Số thứ tự ô của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là 20.
  • C. X thuộc nhóm II trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
  • D. X thuộc chu kì 5 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Câu 2: Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Biết khối lượng nguyên tử carbon và oxygen lần lượt là 12 amu và 16 amu. Khối lượng phân tử của carbon dioxide là

  • A. 44 amu.
  • B. 28 amu.
  • C. 40 amu.
  • D. 20 amu.

Câu 3: Trong phân tử MgO, nguyên tử Mg (magnesium) và nguyên tử O (oxygen) liên kết với nhau bằng liên kết

  • A. cộng hóa trị.
  • B. ion.
  • C. kim loại.
  • D. phi kim.

Câu 4: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố

  • A. kim loại và khí hiếm.
  • B. kim loại, phi kim và khí hiếm.
  • C. kim loại và phi kim.
  • D. khí hiếm và phi kim.

Câu 5: Glucose có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Một phân tử glucose gồm 6 nguyên tử carbon, 12 nguyên tử hydrogen và 6 nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử glucose là (biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu, O = 16 amu)

  • A. 29 amu.
  • B. 162 amu.
  • C. 170 amu.
  • D. 180 amu.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở giữa bảng tuần hoàn.
  • B. Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.
  • C. Các nguyên tố phi kim tập trung nhiều ở các nhóm VA, VIA, VIIA.
  • D. Các nguyên tố lanthanide và các nguyên tố actinide được xếp riêng thành hai hàng ở đầu bảng.

Câu 7: Cho thành phần các nguyên tử sau: A(17p,17e, 16 n), B(20p, 20e, 20n), C(17p,17e, 18n),  D(19p,19e, 20n), E (8p, 8e, 9n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 8: Nguyên tử nào sau đây có kí hiệu hóa học có một chữ cái?

  • A. Neon.
  • B. Silicon.
  • C. Chlorine.
  • D. Boron.

Câu 9: Nhận định nào sau đây sai?

  • A. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.
  • B. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.
  • C. Kí hiệu hóa học của nguyên tố potassium là Po.
  • D. Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu riêng.

Câu 10:  Nhận định nào sau đây sai?

  • A. Các chất cộng hóa trị có thể là chất lỏng, chất rắn hay chất khí.
  • B. Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độp sôi thấp.
  • C. Các chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi.
  • D. Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các chất ion.

Câu 11: Lớp vỏ nguyên tử được cấu tao từ các hạt

  • A. electron;
  • B. proton;
  • C. neutron;
  • D. electron và proton.

Câu 12: Chất nào sau đây có khối lượng phân tử lớn nhất?

Biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu, O = 16 amu, Na = 23 amu, Cl = 35,5 amu.

  • A. Carbon dioxide (gồm 1 C và 2 O).
  • B. Methane (gồm 1 C và 4 H).
  • C. Sodium chloride (gồm 1 Na và 1 Cl).
  • D. Nước (gồm 1 O và 2 H).

Câu 13: Kí hiệu hoá học của nguyên tố sắt là

  • A. Fe.
  • B. Cu.
  • C. Ca.
  • D. Al.

Câu 14: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các hạt

  • A. proton, electron và neutron;
  • B. proton và electron;
  • C. proton và neutron;
  • D. electron và neutron.

Câu 15: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. Muối ăn ở trạng thái rắn dẫn điện.
  • B. Ở điều kiện thường, muối ăn khó bay hơi, khó nóng chảy.
  • C. Dung dịch muối ăn dẫn được điện.
  • D. Trong phân tử muối ăn, liên kết giữa ion Na+ và ion Cl- là liên kết ion.

Câu 16: Nguyên tử aluminium có 13 proton và 14 neutron. Khối lượng gần đúng của nguyên tử aluminium là

  • A. 13 amu.
  • B. 14 amu.
  • C. 27 amu.
  • D. 40 amu.

Câu 17: Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm (trừ He) là

  • A. 1.
  • B. 3.
  • C. 5.
  • D. 8.

Câu 18: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh (S) và oxygen (O), biết phần trăm khối lượng của S, O lần lượt là 40%, 60% và khối lượng phân tử của hợp chất là 80 amu.

  • A. SO.
  • B. SO2.
  • C. S2O.
  • D. SO3.

Câu 19: Cho biết công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi hai nguyên tố X và O (oxygen); Y và H (hydrogen) lần lượt là X2O, YH3. Biết X và Y có hóa trị bằng hóa trị của chúng trong các hợp chất X2O và YH3. Công thức hóa học của hợp chất giữa X và Y là

  • A. X3Y.
  • B. XY3.
  • C. X2Y.
  • D. XY2.

Câu 20: Phân tử CaCO3 có số nguyên tử là

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác