Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 7 kết nối tri thức học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 7 kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khối lượng nguyên tử được tính như thế nào?

  • A. mnguyên tử  melectron + mproton.
  • B. mnguyên tử  melectron + mneutron.
  • C. mnguyên tử  mneutron + mproton.
  • D. mnguyên tử  mproton.

Câu 2: Nguyên tử aluminium có 13 proton và 14 neutron. Khối lượng gần đúng của nguyên tử aluminium là

  • A. 13 amu.
  • B. 14 amu.
  • C. 27 amu.
  • D. 40 amu.

Câu 3: Cho thành phần các nguyên tử sau: A(17p,17e, 16 n), B(20p, 20e, 20n), C(17p,17e, 18n),  D(19p,19e, 20n), E (8p, 8e, 9n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Các nguyên tố cùng một nhóm A có tính chất gần giống nhau.
  • B. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp vào cùng một hàng.
  • C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8.
  • D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Câu 5: Nguyên tố Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Mg lần lượt là

  • A. 2 và 3.
  • B. 2 và 2.
  • C. 3 và 5.
  • D. 3 và 2.

Câu 6: Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. Than chì, kim cương đều là hợp chất.
  • B. Ở điều kiện thường, các đơn chất kim loại như đồng, sắt, thủy ngân tồn tại ở thể rắn.
  • C. Khí methane, nước, nhôm đều là hợp chất.
  • D. Các hợp chất như glucose, saccharose và protein là hợp chất hữu cơ.

Câu 7: Glucose có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Một phân tử glucose gồm 6 nguyên tử carbon, 12 nguyên tử hydrogen và 6 nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử glucose là (biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu, O = 16 amu)

  • A. 29 amu.
  • B. 162 amu.
  • C. 170 amu.
  • D. 180 amu.

Câu 8: Chất nào sau đây có khối lượng phân tử lớn nhất?

Biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu, O = 16 amu, Na = 23 amu, Cl = 35,5 amu.

  • A. Carbon dioxide (gồm 1 C và 2 O).
  • B. Methane (gồm 1 C và 4 H).
  • C. Sodium chloride (gồm 1 Na và 1 Cl).
  • D. Nước (gồm 1 O và 2 H).

Câu 9: Trong phân tử oxygen, khi hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau, chúng

  • A. góp chung proton.
  • B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
  • C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
  • D. góp chung electron.

Câu 10: Biết nguyên tố X có cấu tạo nguyên tử như sau: số đơn vị điện tích hạt nhân là 20, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Nguyên tử X có 20 electron.
  • B. Số thứ tự ô của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là 20.
  • C. X thuộc nhóm II trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
  • D. X thuộc chu kì 5 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Câu 11: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng cách

  • A. nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.
  • B. nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.
  • C. nguyên tử oxygen và hydrogen góp chung electron.
  • D. nguyên tử oxygen và hydrogen góp chung proton.

Câu 12: Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu hóa học là

  • A. N.
  • B. S.
  • C. Na.
  • D. Si.

Câu 13: Phần khu vực trung tâm trong nguyên tử, nơi chứa các hạt proton và neutron được gọi là

  • A. lõi.
  • B. đám mây electron.
  • C. hạt nhân.
  • D. trung tâm.

Câu 14: Kí hiệu của nguyên tố hóa học nào sau đây đúng?

  • A. nitrogen.
  • B. Ca
  • C. mg.
  • D. bE.

Câu 15: Trong phân tử MgO, nguyên tử Mg (magnesium) và nguyên tử O (oxygen) liên kết với nhau bằng liên kết

  • A. cộng hóa trị.
  • B. ion.
  • C. kim loại.
  • D. phi kim.

Câu 16: Hạt mang điện tích dương trong nguyên tử là

  • A. positron.
  • B. neutron.
  • C. electron.
  • D. proton.

Câu 17: Nhận định nào sau đây sai?

  • A. Các chất cộng hóa trị có thể là chất lỏng, chất rắn hay chất khí.
  • B. Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độp sôi thấp.
  • C. Các chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi.
  • D. Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các chất ion.

Câu 18: Biết rằng sodium (Na) có hóa trị I và oxygen có hóa trị II. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Na và O là

  • A. NaO.
  • B. Na2O.
  • C. NaO2.
  • D. Na2O2.

Câu 19: Hóa trị của copper (Cu) và iron (Fe) trong các hợp chất Cu(OH)2 và Fe(NO3)3 lần lượt là (biết nhóm OH và nhóm NO3 đều có hóa trị I)

  • A. I và III.
  • B. III và II.
  • C. II và II.
  • D. II và III.

Câu 20: Glucose (C6H12O6) có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H và O trong glucose lần lượt là

  • A. 40%; 6,67%; 53,33%.
  • B. 40%; 10%; 50%.
  • C. 66,67%; 3,33%; 30%.
  • D. 53,33%; 30%; 40%.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác