Tắt QC

Trắc nghiệm hoá học 7 Kết nối tri thức bài 4 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hoá học 7 Kết nối tri thức Bài 4 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - sách Kết nối tri thức . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ

  • A. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
  • B. Chu kì, nhóm.
  • C. Ô nguyên tố.
  • D. Chu kì.

Câu 2: Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó ở chu kì

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3.
  • D. 4

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hoá học.
  • B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.
  • C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
  • D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là?

 
  • A. 3 và 3
  • B. 4 và 3
  • C. 4 và 4
  • D. 3 và 4.

Câu 5: Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. X là nguyên tố

  • A. Phosphorus.
  • B. Sulfur
  • C. Nitrogen
  • D. Chlorine

Câu 6: Nhóm A là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử

  • A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
  • B. Có số lớp electron bằng nhau.
  • C. Có điện tích hạt nhân bằng nhau.
  • D. Có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.

Câu 7: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

  • A. Be, Mg, Ca
  • B. Na, Mg, Al
  • C. N, P, O
  • D. S, Cl, Br

Câu 8: Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều trong không khí. Tên của nguyên tố X

  • A. Oxygen.
  • B. Nitrogen
  • C. Helium
  • D. Hydrogen

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
  • B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
  • C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
  • D. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Câu 10: Carbon nằm ở ô số 6. Số hạt proton trong nguyên tử carbon là

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 12.
  • D. 18.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tứ của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp vào cùng một hàng.
  • B. Các nguyên tố cùng nhóm có tính chất gần giống nhau.
  • C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8.
  • D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Câu 12: Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm

  • A. IA.
  • B. IIA.
  • C. VIIA.
  • D. VIIIA.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc trên bên phải của bảng tuần hoàn.
  • B. Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc dưới bên trái của bảng tuần hoàn.
  • C. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở giữa bảng tuần hoàn.
  • D. Các nguyên tố phi kim nằm ở cuối bảng tuần hoàn.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA.
  • B. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.
  • C. Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.
  • D. Các nguyên tố lanthanide và actinide, mỗi họ gồm 14 nguyên tố được xếp riêng thành hai dãy ở cuối bảng.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của nguyên tố X là

  • A. Thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA
  • B. Thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA.
  • C. Thuộc chu kỳ 2, nhóm IIIA
  • D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố kim loại tồn tại ở thể rắn.
  • B. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tổn tại ở thể lỏng.
  • C. Ở điều kiện thường, tất cả các khí hiếm tồn tại ở thể khí.
  • D. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể khí.

Câu 17: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim

  • A. F, O, Ca, C
  • B. Ca, N, Br, H
  • C. O, N, C, Br.
  • D. K, F, Ca, Mg

Câu 18:  Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 12+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  • A. chu kỳ 3, nhóm II.
  • B. chu kỳ 3, nhóm III.
  • C. chu kỳ 2, nhóm II.
  • D. chu kỳ 2, nhóm III.

Câu 19: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 19, chu kỳ 4, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, phi kim.
  • B. Điện tích hạt nhân 19+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron, kim loại.
  • C. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron, phi kim
  • D. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, M là kim loại.

Câu 20: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

  • A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
  • B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.
  • C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.
  • D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác