Tắt QC

Trắc nghiệm hoá học 7 Kết nối tri thức bài 3 Nguyên tố hóa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hoá học 7 Kết nối tri thức Bài 3 Nguyên tố hóa học - sách Kết nối tri thức . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đến nay, con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học? 

  • A. 118.
  • B. 94 
  • C. 20 
  • D. 1 000 000

Câu 2: Nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất là

  • A. Nitrogen
  • B. Oxygen.
  • C. Silicon
  • D. Iron

Câu 3: Số hiệu nguyên tử của calcium là 12. Số hạt mang điện trong nguyên tử sodium là

  • A. 12.
  • B. 24
  • C. 36.
  • D. 6.
Câu 4: Đồng (copper) và carbon là các
  • A. Hợp chất. 
  • B. Hỗn hợp.
  • C. Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học. 
  • D. Nguyên tố hoá học.

Câu 5: Nguyên tố hoá học chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong cơ thể người là

  • A. Oxygen.
  • B. Hydrogen.
  • C. Carbon.
  • D. Nitrogen.

Câu 6: Đồng (Copper) và carbon là các

  • A. Hợp chất
  • B. Hỗn hợp
  • C. Nguyên tố hóa học.
  • D. Nguyên tử thuộc cùng nguyên tố hóa học

Câu 7: Cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụm từ : "có cùng số proton trong hạt nhân" trong định nghĩa về nguyên tố hoá học là

  • A. Có cùng thành phần hạt nhân. 
  • B. Có cùng khối lượng hạt nhân. 
  • C. Có cùng điện tích hạt nhân.
  • D. Có cùng số neutron trong hạt nhân 

Câu 8: Nguyên tố hoá học có kí hiệu Cl là

  • A. Chlorine.
  • B. Carbon.
  • C. Đồng.
  • D. Calcium.

Câu 9: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hoá học của nguyên tố magnesium?

  • A. MG. 
  • B. Mg. 
  • C. mg. 
  • D. mG.

Câu 10: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: " Số ..... là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học"

  • A. Electron
  • B. Proton.
  • C. Neutron
  • D. Neutron và electron

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây SAI

  • A. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân 
  • B. Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số neutron có trong hạt nhân nguyên tử
  • C. Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau

  • D. Nguyên tố hóa học nhân tạo là những nguyên tố do con người tổng hợp ra

Câu 12: Cho dãy các kí hiệu hóa học sau: O, N, P, Be, Cl. Thứ tự tên của các nguyên tố lần lượt là?

  • A. Oxygen, nitrogen, phosphorus, beryllium, calcium;
  • B. Oxygen, nitrogen, phosphorus, beryllium, chlorine;
  • C. Oxygen, sodium, phosphorus, beryllium, chlorine;

  • D. Oxygen, potassium, phosphorus, beryllium, chlorine;

Câu 13: Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố 

  • A. Phi kim.
  • B. Đơn chất 
  • C. Hợp chất 
  • D. Khí hiếm 

Câu 14: Silicon có kí hiệu hoá học là

  • A. Si.
  • B. S.
  • C. Sn.
  • D. Sb.

Câu 15: Nguyên tố hoá học tham gia trong cấu tạo của xương và răng của người và động vật là

  • A. Calcium.
  • B. Sodium.
  • C. Magnesium.
  • D. Potassium.

Câu 16: Cho nguyên tử của nguyên tố N có 7 proton. Chọn câu đúng?

  • A. Số electron là 14;
  • B. Số hiệu nguyên tử là 7;
  • C. Khối lượng nguyên tử là 16 amu;
  • D. Đây là nguyên tố Sodium.

Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố X có khối lượng gấp 2 lần khối lượng nguyên tử của nguyên tố oxygen. X là nguyên tố nào?

  • A. S.
  • B. C.
  • C. N.
  • D. P.

Câu 18: Ba là kí hiệu hoá học của nguyên tố

  • A. beryllium.
  • B. boron.
  • C. barium.
  • D. berkelium.

Câu 19: Cho biết thành phần hạt nhân của các nguyên tử sau :

(1) (29p + 36n)                (2) (9p + 10n)             (3) (11p + 12n)             (4) (29p + 34n)

Trong các nguyên tử trên, những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là

  • A. (3) và (4).
  • B. (1) và (3) .
  • C. (1) và (4).
  • D. (2) và (3).

Câu 20: Các câu sau, câu nào đúng?

  • A. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
  • B. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở trạng thái tự do
  • C. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở dạng tự do và phần lớn ở dạng hoá hợp
  • D. Số nguyên tố hoá học có nhiều hơn số hợp chất

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác