Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 7 kết nối tri thức học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 7 kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tố hoá học có kí hiệu Na là

  • A. sodium.
  • B. nitrogen.
  • C. neon.
  • D. calcium.

Câu 2: Silicon có kí hiệu hoá học là

  • A. Si.
  • B. S.
  • C. Sn.
  • D. Sb.

Câu 3: Sodium nằm ở chu kì 3. Nguyên tử sodium có số lớp electron là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 4: Nguyên tố hoá học có kí hiệu Cl là

  • A. chlorine.
  • B. carbon.
  • C. đồng.
  • D. calcium.

Câu 5: Sodium nằm ở nhóm IA. Số electron lớp ngoài cùng của sodium là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 6: Nguyên tố hoá học chiếm số nguyên tử nhiều nhất trong vũ trụ là

  • A. hydrogen.
  • B. oxygen.
  • C. carbon.
  • D. helium.

Câu 7: Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm

  • A. IA.
  • B. IIA.
  • C. VIIA.
  • D. VIIIA.

Câu 8: Sulfur là nguyên tố

  • A. kim loại.
  • B. phi kim.
  • C. khí hiếm.
  • D. á kim.

Câu 9: Nguyên tử X có 2 electron ở lớp thứ nhất, 8 electron ở lớp thứ hai, 3 electron ở lớp thứ ba. Số hạt mang điện trong nguyên tử X là

  • A. 13.
  • B. 26.
  • C. 39.
  • D. 10.

Câu 10: Cho các phân tử sau: SO2, H2O, CaCl2, Cl2. Phân tử có khối lượng nhỏ nhất là

  • A. SO2.
  • B. H2O.
  • C. CaCl2.
  • D. Cl2.

Câu 11: Trong các phát biểu sau, phát biểu sai về kim cương là

  • A. kim cương là kim loại.
  • B. kim cương là phi kim.
  • C. kim cương được dùng làm trang sức.
  • D. kim cương được cấu tạo từ cùng loại nguyên tố với than chì.

Câu 12:  Cho các phát biểu sau

(1) Các kim loại đều là đơn chất.

(2) Các đơn chất đều là kim loại.

(3) Mỗi nguyên tố thường chỉ tạo ra một dạng đơn chất.

(4) Số lượng hợp chất lớn hơn rất nhiều so với đơn chất.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 13: Khối lượng của nguyên tử magnesium là 24 amu. Biết rằng trong hạt nhân, số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số hạt proton trong nguyên tử magnesum là

  • A. 12.
  • B. 24.
  • C. 36.
  • D. 8.

Câu 14: Số cặp electron dùng chung trong phân tử oxygen là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 15: Số cặp electron dùng chung giữa các nguyên tử trong phân tử ammonia (NH3) là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 16: Nguyên tử nitrogen có 7 hạt proton trong hạt nhân. Nguyên tử nitrogen có số lớp electron là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 17: Số cặp electron dùng chung giữa các nguyên tử trong phân tử CO2 là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 18: Hoá trị của nitrogen trong hợp chất N2O5 là

  • A. V.
  • B. IV.
  • C. III.
  • D. II.

Câu 19: Hematite là một loại quặng sắt có chứa Fe2O3. Hàm lượng của sắt trong Fe2O3 là

  • A. 70%.
  • B. 60%.
  • C. 50%.
  • D. 80%.

Câu 20: Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng

  • A. kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên trái kí hiệu hóa học.
  • B. kí hiệu hóa học của một nguyên tố.
  • C. kí hiệu hóa học của hai nguyên tố trở lên.
  • D. kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác