Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối tri thức học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức học kì 1 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Rừng nguyên sinh có vai trò như thế nào ở châu Âu?
- A. Bảo tồn đa dạng sinh học.
B. Lá chắn tự nhiên chống biến đổi khí hậu.
- C. Bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí.
- D. Cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp chế biến.
Câu 2: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam?
- A. Do cấu trúc địa hình.
- B. Hình dạng và kích thước lãnh thổ rộng.
- C. Vị trí địa lí.
D. Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
Câu 3: Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột quân sự ở châu Phi là gì?
- A. Mâu thuẫn giữa các bộ tộc.
B. Cạnh tranh tài nguyên nước.
- C. Nhiều tôn giáo, sắc tộc.
- D. Cạnh tranh lương thực.
Câu 4: Tại sao phần Tây đất liền (gồm lãnh thổ Mông Cổ và tây Trung Quốc) quanh năm khô hạn?
- A. Do địa hình cao.
B. Nằm sâu trong nội địa.
- C. Điều kiện khí hậu khô.
- D. Gần dòng biển lạnh.
Câu 5: Nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện ở môi trường hoang mạc do đâu?
- A. Các cuộc thăm dò địa lí.
B. Tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.
- C. Công nghiệp khai khoáng.
- D. Chính sách phát triển kinh tế.
Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn đến việc càng vào sâu trong nội địa rừng hỗn hợp phát triển mạnh ở phía tây châu Âu?
- A. Mặt đất bị tuyết gần như bao phủ quanh năm.
- B. Khí hậu lạnh và ẩm ướt, nhiệt độ thấp.
C. Lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh, mùa hạ ẩm ướt.
- D. Khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít.
Câu 7: Nguyên nhân chính nào kìm hãm sự phát triển kinh tế ở châu Phi?
- A. Xung đột quân sự.
- B. Nạn đói.
C. Tăng dân số.
- D. Giáo dục.
Câu 8: Vì sao khu vực Nam Á cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng lại có mùa đông ấm hơn?
- A. Khu vực Nam Á có đường bờ biển dài hơn.
- B. Khu vực Nam Á có dạng hình khối còn lãnh thổ Việt Nam có bề ngang hẹp.
- C. Khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Tây Nam nên nóng hơn về mùa hạ và ấm hơn về mùa đông.
D. Dãy Hi-ma-lay-a cao nên có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống làm cho Nam Á ấm hơn về mùa đông.
Câu 9: Nguồn tài nguyên nào sau đây quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á?
- A. Đồng.
B. Dầu mỏ.
- C. Than đá.
- D. Sắt.
Câu 10: Hoang mạc Xahara là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói do đâu?
- A. Khí hậu khắc nghiệt.
B. Tình trạng hạn hán và bất ổn chính trị.
- C. Thiếu nước.
- D. Dân số đông.
Câu 11: Nguồn năng lượng nào dưới đây ở châu Âu được sử dụng là năng lượng thân thiện với môi trường?
- A. Năng lượng từ than.
- B. Năng lượng từ thủy điện.
C. Năng lượng từ Mặt Trời.
- D. Năng lượng từ dầu mỏ.
Câu 12: Để bảo vệ tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo cần phải làm gì?
- A. Xây dựng công trình thủy lợi.
- B. Cải tạo đất bằng biện pháp tăng canh, gối vụ.
C. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
- D. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 13: Tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể do đâu?
- A. Nhu cầu xã hội thừa lao động.
B. Chính sách hạn chế gia tăng dân số.
- C. Phù hợp xu thế thay đổi của thế giới.
- D. Thiếu lương thực và nơi ở.
Câu 14: Hiện nay, sản lượng điện của châu Âu từ ngành năng lượng nào sau đây là lớn nhất?
- A. Điện từ than.
- B. Điện nguyên tử.
- C. Thủy điện.
D. Năng lượng tái tạo.
Câu 15: Tại sao quá trình đô thị vệ tinh lại được mở rộng ở nông thôn?
- A. Công nghiệp phát triển lâu đời.
B. Phát triển sản xuất công nghiệp.
- C. Phát triển sản xuất dịch vụ.
- D. Phát triển sản xuất nông nghiệp.
Câu 16: Diện tích rừng châu Phi suy giảm nghiêm trọng do đâu?
A. Tốc độ khai thác quá nhanh.
- B. Cháy rừng.
- C. Khí hậu nóng.
- D. Thiếu nước tưới tiêu.
Câu 17: Sơn nguyên nào sau đây ở châu Á đồ sộ nhất thế giới?
- A. Sơn nguyên Đê-can.
- B. Sơn nguyên Trung Xibia.
C. Sơn nguyên Tây Tạng.
- D. Sơn nguyên Iran.
Câu 18: Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường nào được các nước châu Âu quan tâm nhiều nhất?
A. Môi trường không khí, môi trường nước.
- B. Môi trường đất, môi trường sinh vật.
- C. Môi trường nước, môi trường đất.
- D. Môi trường không khí, môi trường đất
Câu 19: Khó khăn lớn nhất của sông ngòi châu Phi là gì?
- A. Thủy điện.
B. Giao thông.
- C. Thiếu nước.
- D. Ngập lụt.
Câu 20: Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào sau đây?
- A. Ấn Hằng, Mê Công.
- B. Hoàng Hà, Trường Giang.
C. Ti-grơ và Ơ-phrát.
- D. A-mua và Ô-bi.
Câu 21: Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu khí hậu nào?
- A. Khí hậu gió mùa nhiệt đới.
- B. Khí hậu gió mùa cận nhiệt.
- C. Khí hậu ôn đới gió mùa.
D. Khí hậu cận cực gió mùa.
Câu 22: Tiền thân của Liên minh châu Âu là
- A. Khối thị trường chung châu Âu.
- B. Cộng đồng châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
- D. Liên minh châu Âu.
Câu 23: Môi trường xích đạo cây trồng phát triển quanh năm do đâu?
A. Nhiệt độ và độ ẩm cao.
- B. Khí hậu ôn hòa.
- C. Nhiệt độ cao, quanh năm không mưa.
- D. Khí hậu khắc nghiệt.
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi châu Âu?
- A. Lượng nước dồi dào.
- B. Chế độ nước phong phú.
- C. Được cung cấp nước từ nhiều nguồn.
D. Sông ngòi tập trung ở phía Bắc.
Câu 25: Tại sao ở khu vực miền núi châu Á thường xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất?
A. Do địa hình chia cắt mạnh.
- B. Do địa hình chủ yếu là các cao nguyên.
- C. Do khí hậu phân hóa đa dạng.
- D. Do diện tích đồi núi cao hiểm trở lớn.
Câu 26: Nguyên nhân làm cho các môi trường nằm đối xứng qua xích đạo là gì?
- A. Các môi trường nhiều như nhau.
- B. Khí hậu phân hóa.
C. Xích đạo đi qua chính giữa.
- D. Ven biển.
Câu 27: Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới là do đâu?
- A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và phần lớn tiếp giáp biển Đông.
B. Hướng địa hình Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam.
- C. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu.
- D. Địa hình thấp nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
Câu 28: Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở
- A. vùng rừng rậm xích đạo.
- B. hoang mạc Xa-ha-ra.
- C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.
D. thung lũng sông Nin.
Câu 29: Việc bảo vệ và phục hồi rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á vì?
- A. Vì mục đích kinh tế, đặc biệt khai thác gỗ và chế biến gỗ.
B. Diện tích rừng tự nhiên còn ít, nhiều loài động thực vật bị suy giảm nghiêm trọng.
- C. Trồng rừng để chống xói mòn và sạt lở đất ở khu vực miền núi và ven biển.
- D. Đảm bảo sự đa dạng về tự nhiên, số lượng loài động và thực vật.
Câu 30: Vịnh biển lớn nhất ở châu Phi là
A. Ghi-nê.
- B. A-đen.
- C. Tadjoura.
- D. A-qa-ba.
Câu 31: Ở khu vực Tây Nam Á phổ biến loại rừng nào sau đây?
A. Thảo nguyên, rừng lá cứng địa trung hải.
- B. Hoang mạc và bán hoang mạc, rừng khộp.
- C. Rừng mưa nhiệt đới, cây bụi gai lá cứng.
- D. Rừng lá kim và thảo nguyên ôn đới lạnh.
Câu 32: Châu Phi có khí hậu nóng do
- A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến.
B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.
- C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.
- D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ.
Câu 33: Châu Phi được mệnh danh là cái nôi của
- A. dịch bệnh.
B. loài người.
- C. lúa nước.
- D. đói nghèo.
Câu 34: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở CHÂU ÂU NĂM 1990 VÀ 2020
Nhóm tuổi Năm | 0-14 tuổi | 15-64 tuổi | Từ 65 tuổi trở lên |
1990 | 20,5 | 66,9 | 12,6 |
2020 | 16,1 | 64,8 | 19,1 |
Hãy nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và 2020.
A. Từ 0-14 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng giảm, trên 64 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
- B. Từ 0-14 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng tăng, trên 64 tuổi có xu hướng giảm mạnh.
- C. Từ 0-14 tuổi và trên 65 tuổi có xu hướng giảm, trên 15-65 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
- D. Từ 65 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng giảm, trên 0-14 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
Câu 35: Cho bảng số liệu:
GDP VÀ GDP/NGƯỜI CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2020
Chỉ số | EU | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Thế giới |
GDP (tỉ USD) | 15276 | 20937 | 4975 | 14723 | 84705,4 |
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về vai trò tỉ trọng GDP của EU so với thế giới.
- A. Tỉ trọng GDP của EU đứng thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kì.
- B. Tỉ trọng GDP của EU cao nhất trên thế giới.
- C. Tỉ trọng GDP của EU thấp nhất trên thế giới.
D. Tỉ trọng GDP của EU cao thứ 3 trên thế giới sau Hoa Kì và Trung Quốc.
Câu 36: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?
- A. Đồng bằng Tây Xibia.
- B. Đồng bằng Ấn - Hằng.
C. Đồng bằng Trung tâm.
- D. Đồng bằng Hoa Bắc.
Câu 37: Tại sao kênh đào Xuy-ê lại quan trọng không chỉ riêng châu Phi và các châu lục khác trên thế giới?
A. Trao đổi hàng hóa quốc tế, rút ngắn thời gian, chi phí, an toàn.
- B. Vị trí gần các nước có nền kinh tế sôi động trên thế giới.
- C. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- D. Trao đổi hàng hóa quốc tế.
Câu 38: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào trong năm?
- A. Mùa xuân.
- B. Mùa hạ.
- C. Mùa thu.
D. Mùa đông.
Câu 39: Các quốc gia nào sau đây ở châu Âu tiếp nhận số người nhập cư lớn nhất?
A. Đức, Anh và Pháp.
- B. Pháp, Hà Lan và Bỉ.
- C. Anh, Na Uy và Đức.
- D. I-ta-li-a, Bỉ và Anh.
Câu 40: Năng suất lao động ở châu Âu cao nhất trên thế giới do nguyên nhân nào?
- A. Quy mô dân số đông.
- B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao.
C. Trình độ học vấn cao.
- D. Luồng nhập cư lớn trên thế giới.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối tri thức học kì I
Bình luận