Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối tri thức học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức học kì 1 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nào không đúng với quá trình đô thị hóa ở châu Âu?

  • A. Ngành kinh tế chủ yếu ở đô thị là nông nghiệp.
  • B. Đô thị hóa diễn ra nhanh, xuất hiện nhiều đô thị lớn.
  • C. Các đô thị nối liền nhau thành các dải đô thị.
  • D. Đô thị hóa ở nông thôn ngày càng mở rộng.

Câu 2: Mục tiêu chung của các quốc gia châu Âu và năm 2030 như thế nào?

  • A. Giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
  • B. Tiến hành xử phạt nặng các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
  • C. Bảo vệ nghiêm ngặt những khu rừng nguyên sinh.
  • D. Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

Câu 3: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?

  • A. Do ảnh hưởng của các dãy núi.
  • B. Do lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến.
  • C. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
  • D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn.

Câu 4: Tại sao hệ thống kênh đào ở Châu Âu lại phát triển?

  • A. Do có nhiều sông, lượng nước dồi dào và được kết nối với nhau thành các kênh đào.
  • B. Châu Âu, có diện tích lãnh thổ lớn nhất trên thế giới.
  • C. Địa hình đa dạng, phân hóa thành nhiều khu vực địa hình.
  • D. Tiếp giáp nhiều biển và đại dương.

Câu 5: Nhận xét nào chưa đúng về khí hậu châu Á?

  • A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau.
  • B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
  • C. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
  • D. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

Câu 6: Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường nước ở châu Âu?

  • A. Các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
  • B. Đô thị hóa diễn ra nhanh và trong thời gian ngắn.
  • C. Do lạm dụng kĩ thuật, dân số tăng nhanh.
  • D. Sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

Câu 7: Tại sao cảnh quan tự nhiên của Tây Á phần lớn là bán hoang mạc và bán hoang mạc?

  • A. Do địa hình cao.
  • B. Nằm sâu trong nội địa.
  • C. Điều kiện khí hậu khô.
  • D. Gần dòng biển lạnh.

Câu 8: Phần lớn dân số ở châu Âu tập trung chủ yếu ở

  • A. khu vực đô thị.
  • B. khu vực nông thôn.
  • C. khu vực đồng bằng.
  • D. khu vực miền núi.

Câu 9: Tỉ suất tử vong châu Phi giảm nhanh do đâu?

  • A. Đời sống nhân dân cải thiện, những tiến bộ về y tế.
  • B. Những tiến bộ y tế, giáo dục.
  • C. Đời sống nhân dân được cải thiện.
  • D. Những tiến bộ về y tế, chính sách của nhà nước

Câu 10: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 4.
  • D. 2.

Câu 11: Các nước ngoài can thiệp vào các nước châu Phi do đâu?

  • A. Dân số đông, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
  • B. Nạn đói.
  • C. Nhiều di tích lịch sử.
  • D. Xung đột quân sự.

Câu 12: Nguyên nhân nào khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại?

  • A. Gia tăng dân số.
  • B. Bi bắt làm nô lệ.
  • C. Xuất khẩu lao động.
  • D. Nhập cư.

Câu 13: Vì sao biến đổi khí hậu toàn cầu nguy hiểm ở các nước châu Âu?

  • A. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • B. Sự suy giảm tài nguyên năng lượng và khoáng sản.
  • C. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đưa lượng lớn khí thải vào khí quyển.
  • D. Chất thải công nghiệp, sinh hoạt xả trực tiếp vào sông hồ.

Câu 14: Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột quân sự ở châu Phi là gì?

  • A.  Mâu thuẫn giữa các bộ tộc.
  • B. Cạnh tranh tài nguyên nước.
  • C. Nhiều tôn giáo, sắc tộc.
  • D. Cạnh tranh lương thực.

Câu 15: Thảm thực vật nào chiếm diện tích điển hình ở châu Âu?

  • A. Lá rộng, lá kim.
  • B. Lá kim, hỗn giao.
  • C. Hỗn giao, đồng cỏ.
  • D. Đồng cỏ, lá rộng.

Câu 16: Đâu không phải là đặc điểm khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo?

  • A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp theo quy mô lớn.
  • B. Nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • C. Tầng mùn trong đất dễ bị nước mưa rửa trôi.
  • D. Hình thành vùng trồng cây ăn quả và cây ăn quả.

Câu 17: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

  • A. Hi-ma-lay-a.
  • B. Côn Luân.
  • C. Thiên Sơn.
  • D. Cap-ca.

Câu 18: Nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện ở môi trường hoang mạc do đâu?

  • A. Các cuộc thăm dò địa lí.
  • B. Tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.
  • C. Công nghiệp khai khoáng.
  • D. Chính sách phát triển kinh tế.

Câu 19: Hiện nay dân cư châu Á có xu hướng chuyển biến như thế nào?

  • A. Chuyển biến theo hướng trẻ hóa.
  • B. Mất cân bằng giới tính.
  • C. Chuyển biến theo hướng già hóa.
  • D. Chuyển biến cơ cấu dân số trẻ.

Câu 20: Tại sao việc di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng ở châu Âu?

  • A. Nhu cầu về nguồn lao động và việc làm.
  • B. Do xung đột sắc tộc ở các quốc gia.
  • C. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh ở các nước phát triển.
  • D. Do thiên tai, thời tiết cực đoan.

Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình châu Phi?

  • A. Một khối cao nguyên khổng lồ.
  • B. Độ cao trung bình khoảng 750m.
  • C. Có ít núi cao và đồng bằng thấp.
  • D. Địa hình lòng máng khổng lồ.

Câu 22: Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á?

  • A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á.
  • B. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á.
  • C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, đón gió mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía Nam.
  • D. Gây ra hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á.

Câu 23: Để bảo vệ môi trường nước trong lĩnh vực nông nghiệp các nước châu Âu đã sử dụng biện pháp gì?

  • A. Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại.
  • B. Sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
  • C. Phạt nặng các hành vi lạm dụng hóa chất độc hại.
  • D. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phù hợp với đất.

Câu 24: Để bảo vệ tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo cần phải làm gì?

  • A. Xây dựng công trình thủy lợi.
  • B. Cải tạo đất bằng biện pháp tăng canh, gối vụ.
  • C. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
  • D. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

Câu 25: Hình thức canh tác nào được sử dụng trong khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?

  • A. Hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp.
  • B. Tập trung khai thác khoáng sản đặc biệt là: dầu mỏ và dầu khí.
  • C. Chăn nuôi du mục.
  • D. Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 26: Kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu?

  • A. Ôn đới.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Địa Trung Hải.
  • D. Cận cực.

Câu 27: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là gì?

  • A. Bồn địa và sơn nguyên.
  • B. Sơn nguyên và núi cao.
  • C. Núi cao và đồng bằng.
  • D. Đồng bằng và bồn địa.

Câu 28: Airbus là thương hiệu máy bay nổi tiếng của trung tâm kinh tế nào?

  • A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
  • B. Liên minh châu Âu (EU).
  • C. Liên minh châu Phi (AU).
  • D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Câu 29: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới cần chú ý gì?

  • A. Xây dựng công trình thủy lợi.
  • B. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
  • C. Chống khô hạn và hoang mạc hóa.
  • D. Diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng.

Câu 30: Môi trường xích đạo cây trồng phát triển quanh năm do đâu?

  • A. Nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • B. Khí hậu ôn hòa.
  • C. Nhiệt độ cao, quanh năm không mưa.
  • D. Khí hậu khắc nghiệt.

Câu 31: Các đô thị trên 20 triệu dân trở lên ở châu Á thường phân bố ở đâu?

  • A. Sâu trong nội địa.
  • B. Phía Bắc châu Á.
  • C. Ven biển.
  • D. Đồng bằng.

Câu 32: Cho bảng số liệu:

GDP CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) SO VỚI THẾ GIỚI

Chỉ số

EU

Thế giới

GDP (tỉ USD)

15276

84705,4

Biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của Liên minh châu Âu (EU) so với thế giới.

  • A. Biểu đồ tròn.
  • B. Biểu đồ cột.
  • C. Biểu đồ đường.
  • D. Biểu đồ cột ghép.

Câu 33: Châu Phi có nguồn trữ năng thủy điện lớn do đâu?

  • A. Diện tích lãnh thổ rộng.
  • B. Nhiều sông lớn.
  • C. Sông có nhiều thác ghềnh.
  • D. Nhiều hồ tự nhiên.

Câu 34: Miền địa hình nào nằm giữa khu vực Nam Á và Đông Á?

  • A. Đồng bằng Ấn-Hằng.
  • B. Sơn nguyên Đê-can.
  • C. Dãy Gát Đông và Gát Tây.
  • D. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a.

Câu 35: Ở châu Âu có mấy kiểu khí hậu chính?

  • A. Hai kiểu.
  • B. Ba kiểu.
  • C. Bốn kiểu.
  • D. Năm kiểu.

Câu 36: Quần thể di sản lịch sử nào lớn nhất châu Phi?

  • A. Giấy Pa-pi-rút.
  • B. Chữ viết tượng hình.
  • C. Phép tính diện tích các hình.
  • D. Kim tự tháp (Ai Cập).

Câu 37: Phần hải đảo của Đông Á chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào?

  • A. Bão tuyết.
  • B. Động đất, núi lửa.
  • C. Lốc xoáy.
  • D. Hạn hán kéo dài.

Câu 38: “Vành đai xanh” được thành lập với mục đích gì?

  • A. Giữ gìn đa dạng sinh học.
  • B. Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • C. Chống lại tình trạng hoang mạc hóa.
  • D. Phát triển du lịch sinh thái.

Câu 39: Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung như thế nào?

  • A. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng cao và dẫn tới lạm phát.
  • B. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.
  • C. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
  • D. Làm phức tạp công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Câu 40: Đâu không phải nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi?

  • A. Bùng nổ dân số.
  • B. Xung đột tộc người.
  • C. Sự can thiệp của nước ngoài.
  • D. Hạn hán, lũ lụt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác