Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Ôn tập chương 4: Địa lí các vùng kinh tế (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4: Địa lí các vùng kinh tế (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với hai nước láng giềng nào dưới đây?

  • A. Lào và Cam-pu-chia.                                   
  • B. Thái Lan và Trung Quốc.
  • C. Lào và Trung Quốc.                                     
  • D. Lào và Thái Lan.

Câu 2: Mật độ dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 

  • A. cao hơn so với trung bình cả nước.
  • B. thấp hơn so với trung bình cả nước.
  • C. chênh lệch ít so với trung bình cả nước.
  • D. tương đồng so với trung bình cả nước.

Câu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển thủy điện từ

  • A. năm 50 thế kỉ XX.                                   
  • B. năm 60 thế kỉ XX.
  • C. năm 70 thế kỉ XX.                                   
  • D. năm 80 thế kỉ XX.

Câu 4: Nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên con sông nào?

  • A. Sông Mã.
  • B. Sông Thái Bình.
  • C. Sông Đà.
  • D. Sông Hồng.

Câu 5: Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng 

  • A. cao so với trung bình cả nước.
  • B. thấp nhất so với trung bình cả nước.
  • C. chênh lệch ít so với trung bình cả nước.
  • D. tương đồng so với trung bình cả nước.

Câu 6: Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị Đồng bằng sông Hồng đạt

  • A. 37,6%
  • B. 37,7%
  • C. 37,8%
  • D. 37,9%

Câu 7: Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh dân cư và nguồn lao động giúp

  • A. phát triển giao thông nhiều loại hình.
  • B. phát triển kinh tế - xã hội.
  • C. phát triển du lịch văn hóa – lịch sử.
  • D. thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước.

Câu 8: Đồng bằng sông Hồng không phát triển dịch vụ nào dưới đây

  • A. Giao thông vận tải.                                   
  • B. Thương mại.
  • C. Chế biến nông sản.                                   
  • D. Du lịch.

Câu 9: Tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng xuống cấp do

  • A. Thường xuyên khô hạn.
  • B. Hệ số sử dụng đất cao.
  • C. Bón nhiều phân bón hữu cơ.
  • D. Xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh.

Câu 10: Bắc Trung Bộ có thế mạnh về địa hình và đất giúp

  • A. trồng cây công nghiệp, lương thực.       
  • B. phát triển du lịch biển đảo.
  • C. nuôi trồng thủy sản nước ngọt và lợ.       
  • D. phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường.

Câu 11: Ngành nông nghiệp Bắc Trung Bộ có cơ cấu cây trồng gồm

  • A. cây công nghiệp, cây cận nhiệt cây lương thực.
  • B. cây công nghiệp, cây ôn đới, cây lương thực.
  • C. cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực.
  • D. cây công nghiệp, cây ăn quả, cây cận nhiệt.

Câu 12: Đâu không phải là thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Bắc Trung Bộ?

  • A. Địa hình và đất.                                             
  • B. Khí hậu.
  • C. Khoáng sản.                                                 
  • D. Nguồn nước.

Câu 13: Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng chủ yếu do

  • A. cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Lào.             
  • B. là địa bàn chung chuyển hàng hóa.
  • C. nằm trên con đường xuyên Á.                     
  • D. giáp vùng kinh tế quan trọng và biển.

Câu 14: Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, nhiều vịnh nước sâu thích hợp

  • A. xây dựng cảng biển nước sâu.         
  • B. phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
  • C. nuôi trồng thủy sản nước ngọt và lợ.
  • D. phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường.

Câu 15: Các ngành kinh tế biển duyên hải Nam Trung Bộ gồm

  • A. khai thác tài nguyên sinh vật, giao thông, du lịch và khoáng sản.
  • B. khai thác tài nguyên thực vật, giao thông, du lịch và khoáng sản.
  • C. khai thác tài nguyên động vật, giao thông, du lịch và khoáng sản.
  • D. khai thác tài nguyên sinh vật, giao thông, dịch vụ và khoáng sản.

Câu 16: Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng do

  • A. Có vùng biển rộng lớn.                                   
  • B. Điều kiện tự nhiên tốt.
  • C. Lao động dồi dào.                                           
  • D. Vốn đầu tư nhiều.

Câu 17: Phát triển tổng hợp kinh tế biển giúp vùng duyên hải Nam Trung Bộ

  • A. đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy kinh tế vùng.
  • B. hiệu quả kinh tế chưa cao và thúc đẩy kinh tế vùng.
  • C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng đời sống còn khó khăn.
  • D. khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên biển – đảo.

Câu 18: Các ngành phát triển thế mạnh ở Tây Nguyên gồm

  • A. trồng cây công nghiệp, thủy điện, khai thác khoáng sản.
  • B. trồng cây công nghiệp, nhiệt điện, khai thác khoáng sản.
  • C. trồng cây công nghiệp, nhiệt điện, du lịch.
  • D. trồng cây công nghiệp, thủy điện, du lịch, khai thác than.

Câu 19: Số lượng khách du lịch Tây Nguyên năm 2021 giảm sút do

  • A. Tài nguyên du lịch suy thoái.                   
  • B. Mô hình du lịch chưa đổi mới.
  • C. Ảnh hưởng đại dịch COVID-19.             
  • D. Đóng cửa cải tạo, tu sửa.

Câu 20: Đâu là thế mạnh về điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Nguồn vốn.
  • B. Đất và địa hình.
  • C. Dân cư và nguồn lao động.
  • D. Cơ sở hạ tầng. 

Câu 21: Ngành nào dưới đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Du lịch.
  • D. Xây dựng.

Câu 22: Đâu không phải là thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ

  • A. Địa hình và đất.                                         
  • B. Khí hậu.
  • C. Cơ sở hạ tầng.                                             
  • D. Nguồn nước.

Câu 23: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

  • A. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.
  • B. Có đất badan tập trung thành vùng lớn.
  • C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.
  • D. Nhiệt độ quanh năm cao.

Câu 24: Cây lương thực được trồng chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. cây ngô.
  • B. cây lạc.
  • C. cây khoai.
  • D. cây lúa.

Câu 25: Phương châm “ sống chung với lũ” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm

  • A. Khai thác các nguồn lợi do lũ hằng năm đem lại.
  • B. Thích nghi với sự biến đổi của khí hậu.
  • C. Thay đổi tốc độ dòng chảy của sông.
  • D. Giảm bớt các thiệt hại do lũ mang lại.

Câu 26: Vùng kinh tế trọng điểm nào dưới đây được thành lập muộn nhất?

  • A. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
  • B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
  • C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
  • D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 27: Ba vùng kinh tế trọng điểm đều có chung đặc điểm 

  • A. Có các đô thị đặc biệt làm hạt nhân cho sự hình thành của vùng.
  • B. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế, hấp dẫn các nhà đầu tư.
  • C. Có số dân trên 10 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề cao.
  • D. Có tỉ lệ dân thành thị cao gấp đôi tỉ lệ dân thành thị của cả nước.

Câu 28: Đâu là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển Việt Nam?

  • A. Khoáng sản có trữ lượng lớn.               
  • B. Hệ sinh thái biển kém đa dạng.
  • C. Khung cảnh thiên nhiên còn ít.             
  • D. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát.

Câu 29: Vì sao chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm?

  • A. Chịu tác động của hoạt động kinh tế.
  • B. Con người khai thác hợp lí.
  • C. Tài nguyên sinh vật đa dạng.
  • D. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.

Câu 30: Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn vì

  • A. các đảo và quần đảo nước ta có tiềm năng kinh tế rất lớn.
  • B. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta.
  • C. các đảo và quần đảo đều nằm xa với đất liền.
  • D. các đảo và quần đảo là bộ phận không thể tách rời.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác