Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Ôn tập chương 3: Địa lí các ngành kinh tế (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 3: Địa lí các ngành kinh tế (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ giúp

  • A. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
  • B. Hạn chế hội nhập khu vực và thế giới.
  • C. Hoàn thành sự nghiệp nông nghiệp hóa.
  • D. Gia tăng vấn đề việc làm cho quốc gia.

Câu 2: Trong công nghiệp có sự chuyển đổi theo hướng

  • A. tăng tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo; giảm tỉ trọng ngành khai khoáng.
  • B. tăng tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng.
  • C. giảm tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo; tăng tỉ trọng ngành khai khoáng.
  • D. giảm tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng.

Câu 3: Năm 2021, thành phần kinh tế Nhà nước chiếm

  • A. 21,1%.
  • B. 21,2%.
  • C. 21,3%.
  • D. 21,4%.

Câu 4: Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu nước ta?

  • A. Cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế.
  • B. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  • C. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
  • D. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Câu 5: Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 -2030, Quốc hội đã phê chuẩn  hình thành mấy vùng động lực quốc gia?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 6: Khu vực đồng bằng nước ta thích hợp cho việc trồng

  • A. cây lương thực, thực phẩm.                         
  • B. cây công nghiệp ngắn ngày.
  • C. cây công nghiệp dài ngày.                           
  • D. cây ăn quả đa dạng.

Câu 7: Nước ta có khí hậu

  • A. nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • B. ôn đới ẩm gió mùa.
  • C. cận nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • D. hàn đới gió mùa.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là thế mạnh về điều kiện tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp nước ta?

  • A. Diện tích đất canh tác thấp.                         
  • B. Khí hậu khác nhau giữa các vùng.
  • C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.                     
  • D. Sinh vật phong phú.

Câu 9: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp

  • A. tiết kiệm chi phí, tăng năng suất.
  • B. tăng chi phí, tăng năng suất.
  • C. tiết kiệm chi phí, giảm năng suất.
  • D. tăng chi phí, giảm năng suất.

Câu 10: Ngành chăn nuôi lợn tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì

  • A. Đồng bằng rộng, khí hậu ôn hòa.             
  • B. Dịch vụ về thú y, giống đảm bảo.
  • C. Thức ăn dồi dào, thị trường lớn.               
  • D. Cơ sở chế biến thịt phát triển.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây là thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên giúp phát triển lâm nghiệp?

  • A. Tài nguyên rừng.                                                 
  • B. Chính sách.     
  • C. Nguồn lao động.                                                 
  • D. Khoa học – công nghệ.

Câu 12: Thế mạnh về khoa học - công nghệ giúp lâm nghiệp

  • A. tạo tâm lí ổn định cho người dân.               
  • B. trình độ lao động có nhiều kinh nghiệm.
  • C. nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp.       
  • D. duy trì công tác bảo vệ rừng.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là hạn chế đối với phát triển thủy sản nước ta?

  • A. Chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai.                         
  • B. Vùng biển đang bị suy thoái.
  • C. Công nghệ khai thác hạn chế.                             
  • D. Diện tích rừng nguyên sinh ít.

Câu 14: Vùng đồng bằng sông Hồng có ngư trường nào sau đây

  • A. Cà Mau – Kiên Giang.
  • B. Quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa.
  • C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • D. Hải Phòng – Quảng Ninh.

Câu 15: Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập mặn hơn các vùng khác?

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.                             
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Đông Nam Bộ.                                                 
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 16: Khó khăn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A. Mưa kéo dài, nguy cơ ngập úng.
  • B. Thiếu nước vào mùa khô.
  • C. Quỹ đất ngày càng bị thu hẹp.
  • D. Địa hình làm cho đất dễ bị thoái hóa.

Câu 17: Thiếu nước trầm trọng vào mùa khô là khó khăn lớn nhất của vùng nào nước ta?

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Đông Bắc.

Câu 18: Năm 2021, cơ cấu giá trị sản xuất ngành chế biến, chế tạo chiếm?

  • A. 91%
  • B. 92%
  • C. 93%
  • D. 94%

Câu 19: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng

  • A. giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • B. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.

Câu 20: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, khu vực nào chiếm tỉ trọng lớn thứ hai?

  • A. Kinh tế quốc doanh.                                     
  • B. Kinh tế Nhà nước.
  • C. Kinh tế ngoài Nhà nước.                               
  • D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 21: “Giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng có sự thay đổi rõ rệt, nhất là các vùng đóng góp lớn” sự thay đổi đó là

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long giảm tỉ trọng. 
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ giảm tỉ trọng.
  • C. Đông Nam Bộ giảm tỉ trọng.
  • D. Đồng bằng sông Hồng giảm tỉ trọng.

Câu 22: Nước ta có bao nhiêu ngành công nghiệp chính?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 23: Năm 2021, sản lượng điện đạt bao nhiêu kWh?

  • A. 244,9
  • B. 244,8
  • C.  244,7
  • D. 244,6

Câu 24: Khu công nghệ cao là 

  • A. nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao…
  • B. nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ…
  • C. nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng thiết bị…
  • D. nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng sản phẩm…

Câu 25: Các giải pháp công nghệ hiện nay

  • A. mở rộng nhiều loại hình dịch vụ mới.
  • B. ít tạo loại hình dịch vụ mới.
  • C. đóng nhiều loại hình dịch vụ mới.
  • D. mở rộng ít loại hình dịch vụ mới.

Câu 26: Hệ thống đường sắt nước ta kết nối với Trung Quốc thông qua tuyến liên vận

  • A. Hà Nội – Hà Giang và Hà Nội – Lào Cai.
  • B. Hà Nội – Lạng Sơn và Hà Nội – Lào Cai.
  • C. Hà Nội – Đồng Đăng và Hà Nội – Lào Cai.
  • D. Hà Nội – Điện Biên và Hà Nội – Lào Cai.

Câu 27: Nhân tố nào dưới đây giúp hoạt động dịch vụ nước ta phát triển giữa các khu vực trên thế giới?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Điều kiện kinh tế - xã hội.
  • C. Điều kiện tự nhiên.                                 
  • D. Tài nguyên thiên nhiên.

Câu 28: Nước ta phát triển thương mại đa dạng loại hình như

  • A. chợ truyền thống, chợ nguồn, cửa hàng trong chợ…
  • B. chợ truyền thống, chợ nguồn, cửa hàng bán lẻ…
  • C. chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ…
  • D. chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng trong chợ…

Câu 29: Hoạt động ngoại thương có vai trò

  • A. thống nhất thị trường trong nước.
  • B. thúc đẩy phân công lao động giữa các vùng.
  • C. thúc đẩy ngành sản xuất hàng hóa.
  • D. kết nối với thị trường nước ngoài.

Câu 30: Thị trường khách quốc tế ngày càng mở rộng do

  • A. Đặc điểm khí hậu.                                    
  • B. Vị trí địa lý.
  • C. Đặc điểm địa hình.                                   
  • D. Người lao động dồi dào.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác