Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Bảo vệ môi trường sống

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Bảo vệ môi trường sống có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi đi dã ngoại, bạn thấy có người vứt rác ra ngoài. Bạn sẽ làm gì?

  • A. Im lặng, không can thiệp
  • B. Để người đó làm gì thì làm
  • C. Vứt rác vào nơi mình thấy tiện
  • D. Nhặt rác và khuyên người đó bỏ rác vào thùng

Câu 2: Khi thấy một khu vực gần nhà bạn bị lấn chiếm để xây dựng, làm hư hại cây xanh, bạn sẽ làm gì?

  • A. Báo cho chính quyền địa phương để ngừng việc xây dựng trái phép
  • B. Tham gia vào công việc xây dựng
  • C. Chấp nhận và không can thiệp
  • D. Bỏ qua vì không phải việc của mình

Câu 3: Hành động nào sau đây biết bảo vệ môi trường sống?

  • A. Bác của My thường xuyên phun thuốc trừ sâu.
  • B. Bin vứt túi ni-lông xuống biển.
  • C. Ở quê Nam, mọi người thường đốt rơm rạ ở ngoài đồng.
  • D. Lan có thói quen tái sử dụng các đồ dùng.

Câu 4: Túi nilong được phân loại vào rác gì?

  • A. Rác hữu cơ.
  • B. Rác vô cơ.
  • C. Rác tái chế.
  • D. Không thuộc loại rác nào.

Câu 5: Giờ Trái Đất là một sáng kiến do:

  • A. Liên Hợp Quốc khởi xướng.
  • B. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khởi xướng.
  • C. Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng.
  • D. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc khởi xướng.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến Chiến dịch Giờ Trái Đất?

  • A. Là một sáng kiến do Liên Hợp Quốc khởi xướng.
  • B. Nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
  • C. Ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
  • D. Được diễn ra vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.

Câu 7: Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu ở đâu?

  • A. Đức.
  • B. Mỹ.
  • C. Hoa Kỳ.
  • D. Trung Quốc.

Câu 8: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?

  • A. Trồng cây xanh.
  • B. Thu gom rác thải.
  • C. Tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống.
  • D. Đốt rơm rạ ở ngoài đồng.

Câu 9: Theo em, việc nuôi lợn, trâu thả rông quanh nhà gây ô nhiễm môi trường như thế nào?

  • A. Ảnh hưởng quá trình phát triển của các loài cây xung quanh.
  • B. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của người dân.
  • C. Ảnh hưởng môi trường sống dân cư, phát sinh dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng,…
  • D. Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Câu 10: Theo em, việc làm nào dưới đây ảnh hưởng xấu tới môi trường đất?

  • A. Sử dụng nhiều phân bón hóa học trong trồng trọt.
  • B. Chôn chất thải hữu cơ để làm phân bón.
  • C. Xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu.
  • D. Sử dụng phân vi sinh cho cây trồng.

Câu 11: Hành động nào dưới đây, không tác động xấu đến môi trường nước?

  • A. Chất thải công nghiệp.
  • B. Nước thải sinh hoạt chưa được xử lí đổ ra sông, biển.
  • C. Vứt rác thải y tế ra ao, hồ, sông, suối.
  • D. Tiến hành xử lí nguồn nước thải.

Câu 12: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai? 

  • A. Chính quyền địa phương.
  • B. Trưởng thôn.
  • C. Trưởng công an xã.
  • D. Gia đình.

Câu 13: Hành động nào sau đây không giúp bảo vệ môi trường?

  • A. Sử dụng năng lượng mặt trời.
  • B. Không săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã.
  • C. Đổ rác không đúng nơi quy định.
  • D. Mang theo bình nước đi học.

Câu 14: Ô nhiễm không khí làm cho con người phải tiếp xúc:

  • A. Với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm.
  • B. Với nguồn nước bẩn.
  • C. Với những đợt sóng thần.
  • D. Với gió độc hại.

Câu 15: A-sen là chất gì?

  • A. Là chất gây ra bệnh tim mạch.
  • B. Là chất gây ra bệnh đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • C. Là chất gây ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư phổi.
  • D. Là chất gây ra các bệnh như đau mắt, tiêu chảy, ung thư,…

Câu 16: Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường sống?

  • A. Vì bảo vệ môi trường sống là bảo vệ cuộc sống của con người.
  • B. Vì chính là đang bảo vệ nguồn thức ăn của con người.
  • C. Vì đang bảo vệ sự tiềm năng phát triển kinh tế.
  • D. Vì đang bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 17: Bảo vệ môi trường là:

  • A. Là bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
  • B. Là bảo vệ sự sống của con người và những sinh vật trên Trái Đất.
  • C. Là bảo vệ sự sống của các động vật hoang dã.
  • D. Là bảo vệ sự sống của các loài động vật quý hiếm.

Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ô nhiễm không khí?

  • A. Gây ra các bệnh đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • B. Là một trong những mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người.
  • C. Gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu.
  • D. Làm con người phải tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm mỗi ngày.

Câu 19: Theo em, vì sao phải bảo vệ môi trường sống?

  • A. Vì để một số loài vật quý hiếm không bị tuyệt chủng.
  • B. Vì đó chính là bảo vệ sự sống của con người.
  • C. Vì để cho thiên thiên phong phú và đa dạng.
  • D. Vì để thế giới tràn đầy màu xanh của cây cối.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là bảo vệ môi trường?

  • A. Chặt phá rừng bừa bãi.
  • B. Phân loại rác thải trước khi xử lí.
  • C. Tuyên truyền bảo vệ môi trường.
  • D. Trồng và chăm sóc cây xanh.

Câu 21: Biến đổi nào sau đây không phải biển hiện của sự ô nhiễm biển?

  • A. Gia tăng tính đa dạng của các loài tảo biển.
  • B. Suy thái các hệ sinh thái biển.
  • C. Giảm trữ lượng các loài sinh vật biển.
  • D. Xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ.

Câu 22: Chất gây ô nhiễm môi trường không khí là gì?

  • A. Là những chất có trong khí quyển nhưng ở nồng độ cao hơn bình thường của nó.
  • B. Là những chất do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt với nồng độ cao.
  • C. Là chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ cho phép của nó trong không khí, hoặc chất đó thường không có trong khí quyển.
  • D. Là những chất không có trong khí quyển, khi khi không bị ô nhiễm mới xuất hiện.

Câu 23: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất?

  • A. Than đá.
  • B. Dầu mỏ.
  • C. Mặt trời.
  • D. Khí đốt.

Câu 24: Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?

  • A. Môi trường đất, môi trường không khí.
  • B. Môi trường nước, môi trường không khí.
  • C. Môi trường nước.
  • D. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.

Câu 25: Đâu là ngày Môi trường Thế giới?

  • A. Ngày 5 tháng 6.
  • B. Ngày 7 tháng 6.
  • C. Ngày 8 tháng 6.
  • D. Ngày 9 tháng 6.

Câu 26: Các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện trong 60 phút - vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm là:

  • A. Giờ Trái đất.
  • B. Thế giới chung tay làm sạch biển.
  • C. Ngày bảo vệ động vật hoang dã.
  • D. Ngày chống rác thải nhựa.

Câu 27: Khi bạn sử dụng nước sinh hoạt, bạn sẽ làm gì để bảo vệ môi trường?

  • A. Chỉ dùng nước khi cần thiết và tắt vòi khi không sử dụng
  • B. Để vòi nước chảy liên tục khi không sử dụng
  • C. Không quan tâm đến việc tiết kiệm nước
  • D. Mở vòi nước tối đa khi sử dụng

Câu 28: Khi bạn sử dụng đồ nhựa, bạn sẽ làm gì để giảm thiểu ô nhiễm?

  • A. Tái sử dụng các đồ nhựa và thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường
  • B. Dùng đồ nhựa mỗi ngày và vứt đi sau khi sử dụng
  • C. Không quan tâm đến việc sử dụng nhựa
  • D. Vứt đồ nhựa ra ngoài khi không dùng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác