Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại sao chúng ta cần bảo vệ môi trường sống?

  • A. Vì môi trường sạch đẹp giúp chúng ta sống khỏe mạnh hơn.
  • B. Vì môi trường bẩn thì không ảnh hưởng gì.
  • C. Vì mọi người đều làm vậy, mình cũng làm theo.
  • D. Vì làm bẩn môi trường không ai biết.

Câu 2: Kế hoạch cá nhân nên:

  • A. Cụ thể, rõ ràng và phù hợp với khả năng.
  • B. Quá khó để thử thách bản thân.
  • C. Mơ hồ và không rõ ràng.
  • D. Dựa hoàn toàn vào ý kiến người khác.

Câu 3: Xâm hại là gì?

  • A. Là những hành động gây tổn hại đến cơ thể, tinh thần của người khác.
  • B. Là hành động giúp đỡ mọi người xung quanh.
  • C. Là việc làm có lợi cho người khác.
  • D. Là hành động không liên quan đến em.

Câu 4: Hành động nào sau đây biết bảo vệ môi trường sống?

  • A. Bác của My thường xuyên phun thuốc trừ sâu.
  • B. Bin vứt túi ni-lông xuống biển.
  • C. Ở quê Nam, mọi người thường đốt rơm rạ ở ngoài đồng.
  • D. Lan có thói quen tái sử dụng các đồ dùng.

Câu 5: Giờ Trái Đất là một sáng kiến do:

  • A. Liên Hợp Quốc khởi xướng.
  • B. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khởi xướng.
  • C. Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng.
  • D. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc khởi xướng.

Câu 6: Theo em, việc nuôi lợn, trâu thả rông quanh nhà gây ô nhiễm môi trường như thế nào?

  • A. Ảnh hưởng quá trình phát triển của các loài cây xung quanh.
  • B. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của người dân.
  • C. Ảnh hưởng môi trường sống dân cư, phát sinh dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng,…
  • D. Ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Câu 7: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai? 

  • A. Chính quyền địa phương.
  • B. Trưởng thôn.
  • C. Trưởng công an xã.
  • D. Gia đình.

Câu 8: Khi biết lập kế hoạch cá nhân cho thấy chúng ta là người như thế nào?

  • A. Sống tự giác và có trách nhiệm.
  • B. Chăm chỉ, cần cù.
  • C. Có tính sáng tạo cao.
  • D. Biết quan tâm thời gian của mình.

Câu 9: Đâu không phải là các bước lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Xác định rõ mục tiêu và các mốc thời gian hoàn thành.
  • B. Xác định việc cần làm để đạt được mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên các việc đó.
  • C. Xác định biện pháp cho từng việc làm.
  • D. Trĩ hoãn những công việc khó và nhờ mọi người làm hộ.

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Chúng ta sẽ biết được thứ tự và tiến độ công việc khi làm việc theo kế hoạch.
  • B. Lập kế hoạch cá nhân cho thấy chúng ta là người sống có trách nhiệm và tự giác.
  • C. Lập kế hoạch cá nhân giúp chúng ta bị dộng trong công việc và quản lí thời gian.
  • D. Một kế hoạch rõ ràng, hợp lí giúp chúng ta tránh được tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

Câu 11: Em không đồng tình với việc làm nào dưới đây?

  • A. Sang luôn chủ động lập kế hoạch cá nhân và hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ.
  • B. Minh cho rằng việc lập kế hoạch cá nhân là không cần thiết, vì mọi thứ đã có trong đầu.
  • C. Kiệt học tập và làm việc tho phương châm “Việc hôm nay chớ để ngày mai”.
  • D. Lan luôn lập cho mình kế hoạch cá nhân ngắn hạn cho bản thân.

Câu 12: Đâu được coi là yếu tố dẫn đến việc lập kế hoạch cá nhân không thành công?

  • A. Không xác định rõ mục tiêu.
  • B. Không biết sắp xếp thời gian hợp lí.
  • C. Không có thời gian cụ thể để thực hiện.
  • D. Không có sự giúp đỡ của người thân.

Câu 13: Những trẻ em bị xâm hại thường bị tổn hại như thế nào?

  • A. Tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lí, thậm chí thiệt mạng.
  • B. Ảnh hưởng tới ngoại hình.
  • C. Ảnh hưởng tới sức khỏe và ngoại hình.
  • D. Ảnh hưởng tới tâm lí cả cha và mẹ.

Câu 14: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của xâm hại?

  • A. Bác hàng xóm bế Nam vào viện khi bạn ngã cầu thang.
  • B. Chú hàng xóm cố tình vuốt má, sờ vào người Hoa mỗi khi gặp, khiến bạn cảm thấy không thoải mái.
  • C. Bác sĩ bảo An cởi áo để khám ngữ khi có cả mẹ bạn ở đó.
  • D. Bố mẹ vui mừng ôm lấy Lan khi bạn đạt được học sinh giỏi môn Hóa cấp tỉnh.

Câu 15: Chúng ta nên làm gì khi ở nhà một mình?

  • A. Khóa cửa cẩn thận, không cho người lạ vào.
  • B. Khóa cửa cẩn thận, có thể cho bạn của ba mẹ vào.
  • C. Không khóa cửa, chạy sang nhà bạn chơi.
  • D. Ai cũng có thể vào nhà.

Câu 16: Ở Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?

  • A. Thứ hai. 
  • B. Thứ nhất.  
  • C. Thứ tư.     
  • D. Thứ ba.

Câu 17: Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể:

  • A. Bị xử lí hình sự và phạt hành chính 200 triệu đồng.
  • B. Bị xử lí hình sự lên tới 20 năm.
  • C. Bị xử phạt hành chính lên tới 300 triệu đồng.
  • D. Chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Câu 18: Người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt như thế nào?

  • A. Xử phạt hành chính.
  • B. Xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự.
  • C. Xử phạt hình sự.
  • D. Tù chung thân.

Câu 19: Đâu là Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em?

  • A. 111.
  • B. 112.
  • C. 113.
  • D. 114.

Câu 20: Hành vi nào sau đây được coi là xâm phạm trẻ em?

  • A. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục,…
  • B. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý.
  • C. Là hình vi gây bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục.
  • D. Là các hành vi gây thương tổn.

Câu 21: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói đến tiết kiệm tiền?

  • A. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần sử dụng tiển hợp lí.
  • B. Sử dụng tiền hợp lí vì tiền là do công sức lao động vất vả làm ra.
  • C. Dùng tiền hợp lí  là thể hiện tình yêu thương, trân trọng công sức lao động của người thân trong gia đình.
  • D. Sử dụng tiền hợp lí là cách góp phần giúp kinh tế đất nước phát triển.

Câu 22: Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với: 

  • A. Độ tuổi, sở thích và điều kiện.
  • B. Sở thích, mức lương, môi trường.
  • C. Môi trường, mức lương cần.
  • D. Sở thích, độ tuổi làm việc.

Câu 23: Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?

  • A. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi lô đề.
  • B. Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
  • C. Chị C mua váy áo thường xuyên mặc dù không cần thiết.
  • D. Chị N thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.

Câu 24: Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô được nhà báo người Nhật sáng tạo vào năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1902.
  • B. Năm 1903.
  • C. Năm 1904.
  • D. Năm 1905.

Câu 25: Đâu không phải là câu hỏi của “Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô”?

  • A. Bạn có bao nhiêu tiền?
  • B. Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • C. Bạn cần chi tiêu vào việc gì?
  • D. Bạn sẽ làm gì để cải thiện?

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác