Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện tôn trọng sự khác biệt?

  • A. Biết trân trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.
  • B. Không có sự phân biệt đối xử với ai.
  • C. Cư xử lễ độ với tất cả mọi người.
  • D. Chỉ tôn trọng ý kiến của người thân.

Câu 2: Vì sao phải tôn trọng sự khác biệt của người khác?

  • A. Vì nó giúp mọi người trong gia đình yêu quý nhau hơn.
  • B. Vì nó không chỉ thể hiện tình cảm mà còn làm cho mọi người thấu hiểu nhau, gắn kết với nhau hơn.
  • C. Vì nó thể hiện sự trong sáng, đoàn kết, yêu thương của chúng ta.
  • D. Vì đây là một đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam.

Câu 3: Phương án nào dưới đây đúng nhất khi bàn về ý nghĩa của tôn trọng người khác?

  • A. Là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sạch và tốt đẹp hơn.
  • B. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
  • C. Nhận được sự tin cậy của mọi người.
  • D. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

Câu 4: Tôn trọng sự khác biệt là gì?

  • A. Là tôn trọng sở thích cá nhân của mình.
  • B. Là không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
  • C. Là khi bạn biết trân trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.
  • D. Là lắng nghe những điều mà bản thân thấy đúng.

Câu 5: Trong một thế giới phát triển không đồng đều, bất công và bạo lực, phân biệt đối xử,… vẫn đang tồn tại thì lòng khoan dung:

  • A. Có ý nghĩa đặc biệt, có vị trí quan trọng để gắn kết và xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng.
  • B. Mang một tầm vóc cao cả đối với cuộc sống con người.
  • C. Là một phẩm chất cao quý của mỗi con người.
  • D. Là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta.

Câu 6: Tôn trọng sự khác biệt của người khác được thể hiện ở đâu?

  • A. Suy nghĩ, lời nói và hành động.
  • B. Suy nghĩ và lời nói.
  • C. Tiềm thức và hành động.
  • D. Lời nói và cử chỉ.

Câu 7:  Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói đến điều gì ?

  • A. Lòng tôn trọng đối với thầy, cô giáo.
  • B. Lòng trung thành đối với thầy, cô giáo.
  • C. Lòng tự trọng đối với thầy, cô giáo.
  • D. Lòng vị tha đối với thầy, cô giáo.

Câu 8: Khi bạn thân mắc khuyết điểm, em sẽ làm gì?

  • A. Giả vờ không biết.
  • B. Thẳng thắn góp ý.
  • C. Không chơi với bạn nữa.
  • D. Bao che cho bạn.

Câu 9: Câu ca dao “Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên chúng ta phải biết:

  • A. Liêm khiết.
  • B. Giữ chữ tín.
  • C. Tôn trọng người khác.
  • D. Tôn trọng lẽ phải.

Câu 10: Nhà bà Lan và bà Dung cãi nhau vì bà Lan vứt rác ra cửa nhà bà Dung. Trong tình huống này, nếu em là hàng xóm của cả hai bà em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Đứng xem hai bà cãi nhau.
  • B. Vào cãi nhau cùng bà Dung.
  • C. Sang giải hòa hai bà để không có mâu thuẫn nữa.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác