Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều bài 10: Em phòng, tránh xâm hại

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều bài 10: Em phòng, tránh xâm hại có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của xâm hại?

  • A. Bạn Lân thường bảo Cường là đần, béo ú khiến Cường buồn bã, thiếu tự tin.
  • B. Mỗi khi công việc không thuận lợi, mẹ thường cáu gắt và đánh, mắng Lan.
  • C. Bác sĩ bảo An cởi áo để khám ngực khi có cả mẹ bạn ở đó.
  • D. Bố bắt Tâm phải nghỉ học để làm việc nhà.

 Câu 2: Đâu là Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em?

  • A. 111.
  • B. 112.
  • C. 113.
  • D. 114.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về xâm hại trẻ em?

  • A. Những thông tin cá nhân của trẻ em được pháp luật bảo vệ để tránh bị xâm hại.
  • B. Cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
  • C. Pháp luật Việt Nam quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tử hình.
  • D. Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

Câu 4: Đâu không phải là các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến xâm hại trẻ em?

  • A. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  • B. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  • C. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
  • D. Không công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em.

Câu 5: Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể:

  • A. Bị xử lí hình sự và phạt hành chính 200 triệu đồng.
  • B. Bị xử lí hình sự lên tới 20 năm.
  • C. Bị xử phạt hành chính lên tới 300 triệu đồng.
  • D. Chịu mức án cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Câu 6: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm gì với hành vi xâm hại trẻ em?

  • A. Đến nhà để đòi lại sự công bằng cho trẻ em.
  • B. Thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
  • C. Không cần có trách nhiệm gì.
  • D. Mắng mỏ, chỉ trích nạn nhân.

Câu 7: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để:

  • A. Không bị xâm hại tình dục.
  • B. Không được phát triển tư duy.
  • C. Không bị bạo lực học đường.
  • D. Không được phát huy khả năng sáng tạo.

Câu 8: Theo Luật trẻ em năm 2016, Điều 26 là:

  • A. Quyền bí mật đời sống riêng tư.
  • B. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.
  • C. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động.
  • D. Quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc, chiếm đoạt.

Câu 9: Theo Luật trẻ em, tháng nào được quy định là tháng hành động vì trẻ em?

  • A. Tháng 4.
  • B. Tháng 5.
  • C. Tháng 6.
  • D. Tháng 7.

Câu 10: Hành vi nào sau đây được coi là một hình thức xâm hại thân thể?

  • A. Một người nói lời xin chào với em.
  • B. Bác sĩ khám bệnh cho em.
  • C. Một người nhìn hoặc bắt em nhìn vào một bộ phận riêng tư trên cơ thể họ.
  • D. Một người hỏi thăm đường đi từ em.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác