Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 Cánh diều bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói đến tiết kiệm tiền?

  • A. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần sử dụng tiển hợp lí.
  • B. Sử dụng tiền hợp lí vì tiền là do công sức lao động vất vả làm ra.
  • C. Dùng tiền hợp lí  là thể hiện tình yêu thương, trân trọng công sức lao động của người thân trong gia đình.
  • D. Sử dụng tiền hợp lí là cách góp phần giúp kinh tế đất nước phát triển.

 Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
  • B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
  • C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
  • D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 3: Em không đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  • A. Sử dụng tiền hợp lí sẽ khiến mọi người cho rằng em là người keo kiệt.
  • B. Sử dụng tiền hợp lí giúp em quản lia tiền trong tương lai.
  • C. Sử dụng tiền hợp lí là biết quý trọng công sức lao động của bố mẹ.
  • D. Sử dụng tiền hợp lí giúp chúng ta chủ động hơn trong chi tiêu.

Câu 4: Sử dụng tiền hợp lí giúp em:

  • A. Tiết kiệm và có sẵn tiền để sử dụng khi cần thiết.
  • B. Phát triển bản thân.
  • C. Rèn luyện đức tính cần cù, chăm chỉ.
  • D. Biết yêu thương mọi người.

Câu 5: Sử dụng tiền hợp lí là gì?

  • A. Chi tiêu những khoản thực sự cần thiết.
  • B. Chi tiêu vào những đồ mà mình thích.
  • C. Không cân nhắc trước khi mua.
  • D. Mua đồ theo mọi người.

Câu 6: Tiết kiệm tiền của là:

  • A. Chi tiêu vào thân mình.
  • B. Góp vốn cho bố mẹ.
  • C. Sử dụng tiền cho gia đình và bản thân.
  • D. Sử dụng tiền một cách hợp lí, có hiệu quả vừa ích nước vừa lợi nhà.

Câu 7: Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với:

  • A. Độ tuổi, sở thích và điều kiện.
  • B. Sở thích, mức lương, môi trường.
  • C. Môi trường, mức lương cần.
  • D. Sở thích, độ tuổi làm việc.

Câu 8: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Học sinh có thể thực hiện hoạt động phù hợp với khả năng để tăng thu nhập.
  • B. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
  • C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
  • D. Chỉ những người nghèo mới phải cần quản lí tiền. 

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Chủ động chi tiêu hợp lí. 
  • B. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
  • C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
  • D. Rèn luyện tiết kiệm.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?

  • A. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi lô đề.
  • B. Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
  • C. Chị C mua váy áo thường xuyên mặc dù không cần thiết.
  • D. Chị N thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác