Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Vượt qua khó khăn
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Vượt qua khó khăn có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, bạn nên làm gì đầu tiên?
A. Tìm kiếm giải pháp, suy nghĩ tích cực và đối diện với vấn đề
- B. Cảm thấy tuyệt vọng và bỏ cuộc
- C. Đổ lỗi cho người khác
- D. Cố gắng tránh mặt mọi người để trốn tránh
Câu 2: Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn vượt qua khó khăn là gì?
- A. Tiền bạc
- B. Sự giúp đỡ từ người khác
- C. Kiến thức và kỹ năng
D. Sự kiên nhẫn và nghị lực
Câu 3: Trong câu chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó” bạn Thảo đã vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống như thế nào?
A. Dù phải làm rất nhiều việc nhà nhưng Thảo vẫn tranh thủ để học và ôn bài.
- B. Luôn phụ giúp bố mẹ làm việc đồng áng.
- C. Nhờ bạn bè đến nhà làm hộ bài tập.
- D. Tranh thủ những lức rảnh rỗi, Thảo đi dạy kèm cho các bạn.
Câu 4: Trong câu chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”, sự vượt khó đã mang lại điều gì cho Thảo?
- A. Chiến thắng được sự tự ti,
- B. Mang lại sự tự tin, hồn nhiên của các bạn nhỏ.
- C. Sự u buồn, rầu não vì học tập.
D. Đạt thành tích học sinh giỏi và được nhiều người ngưỡng mộ.
Câu 5: Vượt qua khó khăn giúp chúng ta:
- A. Biết yêu thương mọi người.
B. Biết quý trọng công sức của mình và người khác.
- C. Biết trân quý tình bạn.
- D. Biết kiến thức là con đường vô tận.
Câu 6: "Thất bại là mẹ thành công" có nghĩa là gì?
A. Mỗi thất bại là một bài học quan trọng để thành công trong tương lai
- B. Thất bại chỉ dẫn đến thất bại, không có thành công nào.
- C. Thành công chỉ đến từ sự may mắn, không phải nỗ lực
- D. Không nên thất bại vì thất bại là điều không thể chấp nhận
Câu 7: Cách nào sau đây không phải là phương pháp giúp vượt qua khó khăn?
- A. Giữ một thái độ lạc quan, tin tưởng vào bản thân
B. Kết bạn với những người tiêu cực để cảm thấy dễ chịu hơn
- C. Tìm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình khi cần thiết
- D. Học hỏi từ những người đã vượt qua thử thách
Câu 8: Đâu không phải ý nghĩa vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
- A. Giúp bản thân tiến bộ hơn.
- B. Giúp rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại.
- C. Khiến cho bản thân mệt mỏi và dễ chán nản.
D. Giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến hậu quả của việc không vượt khó trong học tập và cuộc sống?
A. Sợ hãi, nản chí, không muốn hành động.
- B. Không tin vào khả năng của bản thân.
- C. Không có sự cầu tiến.
- D. Giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Câu 10: Việc làm nào dưới đây không phải lí do cần tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- A. Thể hiện sự nhân văn của bản thân, cộng đồng.
B. Nhận được sự biết ơn của mọi người.
- C. Chấp nhận sự đa dạng, phong phú trong cuộc sống.
- D. Tạo nên sự đặc sắc đối với mỗi cá nhân.
Câu 11: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự vượt khó trong học tâp và cuộc sống?
- A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- C. Trách mình trước, trách người sau.
- D. Tốt danh hơn lành áo.
Câu 12: Lan có cơ thể mập mạp nên khi các gọi bạn gọi vào đội múa, bạn sợ mình làm xấu đội hình. Thấy vậy, Hoa nói “Đừng lo! Cậu có thể múa đẹp hơn bọn tớ rất nhiều.” Câu nói của Hoa thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện sự tôn trọng, nhìn nhận mặt tích cực của sự khác biệt mà bạn có.
B. Thể hiện sự đồng cảm, trân trọng những đóng góp của bạn cho đội.
- C. Thể hiện sự nhiệt tình, chân thành trong tình bạn.
- D. Thể hiện sự quan tâm, sẻ chia những khó khăn với bạn.
Câu 13: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về vượt khó trong học tập và cuộc sống?
- A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- B. Nước chảy đá mòn.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- D. Có chí làm quan, có gan làm giàu.
Câu 14: Khi tự mình không giải quyết được khó khăn thì chúng ta cần làm gì?
- A. Mặc kệ, không quan tâm.
B. Cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy.
- C. Đi dạo cùng bạn bè.
- D. Đi làm việc khác dễ hơn.
Câu 15: Câu thơ dưới đây do ai viết?
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- B. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- D. Nhà thơ Tố Hữu.
Câu 16: Níc Vu-gíc là một diễn viên truyền cảm hứng người nước nào?
- A. Nước Nga.
- B. Nước Mĩ.
C. Nước Úc.
- D. Nước Pháp.
Câu 17: Níc Vu-gíc gặp khó khăn gì?
A. Sự khác biệt về ngoại hình.
- B. Sự khác biệt về gia cảnh.
- C. Không được học hành đầy đủ,
- D. Khác biệt về tính cách.
Câu 18: Nguyễn Ngọc Ký viết chữ bằng gì?
- A. Bằng khuỷu tay.
- B. Bằng miệng.
- C. Bằng dôi tay.
D. Bằng đôi chân.
Câu 19: Để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống chúng ta không nên làm gì?
- A. Suy nghĩ lạc quan và có niềm tin vào cuộc sống.
- B. Nỗ lực, kiên trì với những việc mình làm, phấn đấu đạt được mục tiêu đã đặt ra.
- C. Quyết tâm và tìm được cách giải quyết phù hợp.
D. Nản chí, trì hoãn mọi mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra.
Câu 20: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
- A. Ăn cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
- B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
- C. Một câu nhịn, chín câu lành.
D. Có chí thì nên.
Câu 21: Khi trẻ em không thể tự giải quyết được khó khăn thì cần phải làm gì?
- A. Tạm thời bỏ qua khó khăn trước mắt.
- B. Làm việc khác dễ hơn.
C. Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người khác.
- D. Không quan tâm nữa.
Câu 22: Đọc tình huống sau và cho biết: Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
Nam bị ốm nên phải nghỉ học nhiều ngày. Khi đi học lại Nam cảm thấy khó khăn vì không theo kịp bài trên lớp.
A. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô giảng lại bài học.
- B. Mặc kệ những bài không hiểu.
- C. Không đi học nữa.
- D. Xin thầy cô cho miễn thi những bài không hiểu.
Bình luận