Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 cánh diều học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi gặp tình huống xâm hại, em nên làm gì?

  • A. Giữ im lặng và không kể cho ai.
  • B. Báo cho người lớn đáng tin cậy hoặc cơ quan chức năng.
  • C. Tự mình xử lý tình huống nguy hiểm.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện sử dụng tiền hợp lý?

  • A. Để dành tiền cho các nhu cầu cần thiết.
  • B. Tiêu hết tiền vào những món đồ không quan trọng.
  • C. Không quan tâm đến việc tiết kiệm.
  • D. Chỉ tiêu tiền vào sở thích cá nhân.

Câu 3: Việc làm nào sau đây giúp bảo vệ môi trường?

  • A. Xả rác ra đường, nơi công cộng.
  • B. Phân loại rác và bỏ đúng nơi quy định.
  • C. Chặt phá cây xanh để lấy chỗ trống.
  • D. Sử dụng túi ni-lông bừa bãi.

Câu 4: Không bảo vệ tốt môi trường sống sẽ gây ra hậu quả gì?

  • A. Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của con người và thiên nhiên.
  • B. Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.
  • C. Ảnh hưởng tới sự sáng tạo của trẻ nhỏ.
  • D. Ảnh hưởng tới gió mùa.

Câu 5: Không bảo vệ tốt môi trường sống sẽ gây ra hậu quả gì?

  • A. Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của con người và thiên nhiên.
  • B. Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.
  • C. Ảnh hưởng tới sự sáng tạo của trẻ nhỏ.
  • D. Ảnh hưởng tới gió mùa.

Câu 6: Theo em, việc làm nào dưới đây ảnh hưởng xấu tới môi trường đất?

  • A. Sử dụng nhiều phân bón hóa học trong trồng trọt.
  • B. Chôn chất thải hữu cơ để làm phân bón.
  • C. Xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu.
  • D. Sử dụng phân vi sinh cho cây trồng.

Câu 7: Theo em, vì sao phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân?

  • A. Vì chúng ta có thể sắp xếp hiệu quả thời gian để đạt được mục đích mà mình đề ra.
  • B. Vì nó giúp con người có tinh thần tự chủ, dũng cảm, không dựa dẫm.
  • C. Vì nó giúp chúng ta có nhiều thời gian bên cạnh người thân hơn.
  • D. Vì nó giúp con người có kĩ năng quản lí chi tiêu, giúp cho cuộc sống hạnh phúc, dễ dàng hơn.

Câu 8: Nội dung nào không phải là các bước lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Liệt kê các bước cần thực hiện.
  • B. Việc khó được trì hoãn vài ngày.
  • C. Xác định thời gian hoàn thành.
  • D. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.

Câu 9: Đâu là câu ca dao, tục ngữ nói về nỗ lực, cố gắng?

  • A. Thua keo này ta bày keo khác.
  • B. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
  • C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
  • D. Ăn cháo, đá bát.

Câu 10: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự nỗ lực, cố gắng?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Không thầy đố mày làm nên.
  • C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • D. Nước đến chân mới nhảy.

Câu 11: Xâm hại trẻ em là:

  • A. Một hành vi tiềm ẩn nhiều rủ ro.
  • B. Một hành vi không đáng lên án.
  • C. Một hành vi thường xảy ra trong gia đình.
  • D. Một hành vi đặc biệt nguy hiểm.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không đúng về xâm hại trẻ em?

  • A. Là một hành vi đặc biệt nguy hiểm.
  • B. Các nạn nhân bị xâm hại chỉ chịu ảnh hưởng một thời gian ngắn.
  • C. Xâm hại trẻ em không chỉ gây đau đớn cho nạn nhân mà còn cả gia đình và xã hội.
  • D. Các vụ xâm hại thân thể nghiêm trọng có thể dẫn đến khuyết tật, tử vong.

Câu 13: Các bộ phận riêng tư mà không có ai có quyền chạm vào là:

  • A. Mặt, mũi, tóc.
  • B. Tay, chân, miệng.
  • C. Ngực mông, khu vực mặt trước đồ lót.
  • D. Má, cổ, đầu, mắt.

Câu 14: Khi Mai học hết tiểu học, thì bố quyết định cho Mai nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng vì nhà Mai rất nghèo. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho Mai được đi học, thì bố Mai cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Em có suy nghĩ gì về hành động của bố Mai trong tình huống này?

  • A. Đồng ý, vì bố mẹ có quyền quyết định mọi việc.
  • B. Hành động của bố Mai là sai vi phạm quyền trẻ em.
  • C. Có thể thông cảm cho hành động của bố Mai.
  • D. Mai nên nghe theo lời bố mẹ mới là đứa con có hiếu. 

Câu 15: Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm gì với hành vi xâm hại trẻ em?

  • A. Đến nhà để đòi lại sự công bằng cho trẻ em.
  • B. Thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
  • C. Không cần có trách nhiệm gì.
  • D. Mắng mỏ, chỉ trích nạn nhân.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của xâm hại?

  • A. Bạn Lân thường bảo Cường là đần, béo ú khiến Cường buồn bã, thiếu tự tin.
  • B. Mỗi khi công việc không thuận lợi, mẹ thường cáu gắt và đánh, mắng Lan.
  • C. Bác sĩ bảo An cởi áo để khám ngực khi có cả mẹ bạn ở đó.
  • D. Bố bắt Tâm phải nghỉ học để làm việc nhà.

Câu 17: Theo Luật trẻ em, dộ tuổi nào sau đây được coi là trẻ em?

  • A. Dưới 18 tuổi.
  • B. Dưới 16 tuổi.
  • C. Dưới 14 tuổi.
  • D. Dưới 15 tuổi.

Câu 18: Bạn làm gì khi trong nhà bây giờ có thêm người khác giới (ngoài bố mẹ và anh chị em ruột) đến sống chung?

  • A. Cần có thời gian để biết tính cách và thận trọng với người mới đến.
  • B. Gần gũi không cần giữ khoảng cách.
  • C. Nên tránh xa vì họ làm phiền mình.
  • D. Bình thường, không ảnh hưởng gì đến mình.

Câu 19: Sử dụng tiền hợp lí giúp em:

  • A. Tiết kiệm và có sẵn tiền để sử dụng khi cần thiết.
  • B. Phát triển bản thân.
  • C. Rèn luyện đức tính cần cù, chăm chỉ.
  • D. Biết yêu thương mọi người.

Câu 20: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

  • A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
  • B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
  • C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
  • D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 21: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Học sinh có thể thực hiện hoạt động phù hợp với khả năng để tăng thu nhập.
  • B. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
  • C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
  • D. Chỉ những người nghèo mới phải cần quản lí tiền. 

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Chủ động chi tiêu hợp lí. 
  • B. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
  • C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
  • D. Rèn luyện tiết kiệm.

Câu 23: Trong tiếng Nhật, Ka-kê-bô có nghĩa là gì?

  • A. Quyển sổ chi tiêu.
  • B. Quyển sổ gia đình.
  • C. Quyển số tiết kiệm.
  • D. Quyển sổ ghi chép.

Câu 24: Đâu không phải ý đúng nói về “Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô”?

  • A. Được nhà báo người nhạt sáng tạo vào năm 1905.
  • B. Giúp mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình. 
  • C. Để sử dụng phương pháp này vào quản lí chi tiêu cần trả lời bốn câu hỏi.
  • D. Để thực hiện phương pháp này chỉ cần sử dụng một quyển sổ để ghi chép khoản thu chi của mình và trả lời chính xác bốn câu hỏi.

Câu 25: Câu nói: “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến điều gì?

  • A. Lãng phí, thừa thãi.
  • B. Cần cù, siêng năng.
  • C. Trung thực, thẳng thắn.
  • D. Tiết kiệm.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác