Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lập kế hoạch học tập giúp em như thế nào?

  • A. Tiết kiệm thời gian.
  • B. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
  • C. Có phương pháp học tập hiệu quả.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Dấu hiệu nào cho thấy em đang bị xâm hại?

  • A. Cảm thấy sợ hãi, lo lắng.
  • B. Bị ai đó đe dọa, đánh đập.
  • C. Bị ép buộc làm những điều không muốn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tiết kiệm tiền giúp em làm được gì?

  • A. Mua sắm những món đồ mình thích.
  • B. Giúp đỡ người khó khăn.
  • C. Đạt được những mục tiêu đã đề ra.
  • D. Cả B và C.

Câu 4: Túi nilong được phân loại vào rác gì?

  • A. Rác hữu cơ.
  • B. Rác vô cơ.
  • C. Rác tái chế.
  • D. Không thuộc loại rác nào.

Câu 5: Hành động nào sau đây không giúp bảo vệ môi trường?

  • A. Sử dụng năng lượng mặt trời.
  • B. Không săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã.
  • C. Đổ rác không đúng nơi quy định.
  • D. Mang theo bình nước đi học.

Câu 6: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?

  • A. Trồng cây xanh.
  • B. Thu gom rác thải.
  • C. Tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống.
  • D. Đốt rơm rạ ở ngoài đồng.

Câu 7: Đâu là cách lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Không đặt mục tiêu.
  • B. Không phân loại công việc.
  • C. Lập thời gian biểu.
  • D. Tiến độ bị trì hoãn.

Câu 8: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Với học sinh, chỉ có việc học tập mới cần kế hoạch.
  • B. Làm việc theo kế hoạch là cứng nhắc mất đi tính sáng tạo.
  • C. Làm việc theo kế hoạch làm lãng phí thời gian.
  • D. Làm việc theo kế hoạch giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

Câu 9: Khi lập bản kế hoạch cá nhân, cần chú ý điều gì?

  • A. Lời văn ngắn ngọn.
  • B. Phải kẻ bảng.
  • C. Chỉ nên viết kế hoạch ngắn gọn.
  • D. Đầy đủ, chi tiết, lời văn rườm rà.

Câu 10: Yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Mức độ hoàn thành.
  • B. Phân chia thời gian.
  • C. Nội dung công việc.
  • D. Kẻ bảng.

Câu 11: Khi bị xâm hại, trẻ em có những dấu hiệu rối loại tâm lí điển hình như:

  • A. Hoạt bát, vui vẻ, dễ giao tiếp với người lạ.
  • B. Sợ hãi, né tránh, ngại giao tiếp, sợ người lạ.
  • C. Bất an, ngủ ngon giấc, dễ kiểm soát được hành vi của minhg.
  • D. Phát triển nhanh về thể chất, thay đổi về tâm lí.

Câu 12: Theo em, vì sao phải phòng tránh xâm hại?

  • A. Vì để tạo điều kiện cho trẻ em phát triển lành mạnh, hạnh phúc.
  • B. Vì để trở thành một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
  • C. Vì để xã hội trở nên công bằng, bình đẳng.
  • D. Vì để trẻ em có thể học tập trong môi trường lành mạnh.

Câu 13: Em đang ở nhà một mình, có một anh thanh niên đến nhà nói là người quen của bố mẹ em, muốn vào nhà đợi bố mẹ em để gặp và nói chuyện. Em sẽ làm gì?

  • A. Mở cửa cho anh ấy vào nhà đợi bố mẹ.
  • B. Không cho anh ấy vào nhà, gọi điện thoại báo bố mẹ.
  • C. Mở cửa cho anh ấy vào nhà, gọi điện báo bố mẹ.
  • D. Mở cửa chạy ra bên ngoài để tìm bố mẹ.

Câu 14: Theo Luật trẻ em năm 2016, Điều 27 là:

  • A. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.
  • B. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
  • C. Quyền được bảo vệ fđể không bị bạo lựu, bỏ rơi, bỏ mặc.
  • D. Quyền bí mật đời sống riêng tư.

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng khi nói về xâm hại trẻ em?

  • A. Những thông tin cá nhân của trẻ em được pháp luật bảo vệ để tránh bị xâm hại.
  • B. Cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
  • C. Pháp luật Việt Nam quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là tử hình.
  • D. Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

Câu 16: Theo Luật trẻ em, tháng nào được quy định là tháng hành động vì trẻ em?

  • A. Tháng 4.
  • B. Tháng 5.
  • C. Tháng 6.
  • D. Tháng 7.

Câu 17: Hành vi nào sau đây được coi là một hình thức xâm hại thân thể?

  • A. Một người nói lời xin chào với em.
  • B. Bác sĩ khám bệnh cho em.
  • C. Một người nhìn hoặc bắt em nhìn vào một bộ phận riêng tư trên cơ thể họ.
  • D. Một người hỏi thăm đường đi từ em.

Câu 18: Tiết kiệm tiền của là:

  • A. Chi tiêu vào thân mình.
  • B. Góp vốn cho bố mẹ.
  • C. Sử dụng tiền cho gia đình và bản thân.
  • D. Sử dụng tiền một cách hợp lí, có hiệu quả vừa ích nước vừa lợi nhà.

Câu 19: Em không đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  • A. Sử dụng tiền hợp lí sẽ khiến mọi người cho rằng em là người keo kiệt.
  • B. Sử dụng tiền hợp lí giúp em quản lia tiền trong tương lai.
  • C. Sử dụng tiền hợp lí là biết quý trọng công sức lao động của bố mẹ.
  • D. Sử dụng tiền hợp lí giúp chúng ta chủ động hơn trong chi tiêu.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Chi tiêu hợp lí.
  • B. Tiết kiệm thường xuyên.
  • C. Tăng nguồn thu nhập.
  • D. Mua nhiều đồ xa xỉ.

Câu 21: Câu tục ngữ, ca dao nào không nói về tiết kiệm?

  • A. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.      
  • B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.    
  • C. Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.     
  • D. Làm người phải biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi.

Câu 22: Ý nghĩa của việc tạo ra phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô là gì?

  • A. Giúp cho mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình.
  • B. Giúp phát triển nền kinh tế của nước nhà.
  • C. Giúp con người có thể tự tin mua sắm những món đồ mình yêu thích.
  • D. Giúp mọi người trong nhà gắn kết và yêu thương nhau hơn.

Câu 23: Em không đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  • A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
  • B. Cần đặt mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng tiền.
  • C. Tiền là tài sản riêng của cá nhân, không nên có ý kiến về cách sử dụng tiền của người khác.
  • D. Tái sử dụng đồ vật cũng là cách sử dụng tiền hợp lí và tiết kiệm.

Câu 24: Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :

  • A. Học, học nữa, học mãi.
  • B. Tích tiểu thành đại.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 25: Mẹ cho Lan 200.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Lan nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

  • A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình. 
  • B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử. 
  • C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá. 
  • D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác