Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 kết nối ôn tập Chương 9-10

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 kết nối tri thức ôn tập Chương 9-10 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: A muốn khai thác thủy sản có tính chọn lọc cao, ngư cụ khai thác đơn giản, chi phí thấp. A nên sử dụng phương pháp

  • A. lưới kéo.
  • B. lưới rê.
  • C. câu.
  • D. lưới vây.

Câu 2: B thường đánh bắt thủy sản vào trời tối. Tuy nhiên, vào thời điểm này thường khó tập trung thủy sản đến vị trí thuận lợi cho việc vây bắt. Em hãy đề xuất biện pháp giúp B giải quyết vấn đề này.

  • A. Sử dụng hóa chất.
  • B. Sử dụng thuốc nổ.
  • C. Sử dụng nguồn sáng nhân tạo.
  • D. Sử dụng khí độc. 

Câu 3: Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân, do _________ đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí

  • A. chủ tịch tỉnh.
  • B. chủ đầu tư.
  • C. doanh nghiệp.
  • D. nhà nước.

Câu 4: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản không bao gồm

  • A. bảo vệ các loài thủy sản.
  • B. bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
  • C. bảo vệ khu mua bán thủy sản.
  • D. bảo vệ khu vực thủy sản tập trung sinh sản.

Câu 5:Hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm

  • A. bảo vệ các loài thủy sản lâu năm.
  • B. bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
  • C. bảo vệ khu mua bán thủy sản.
  • D. bảo vệ khu vực hải sản tập trung sinh sản.

Câu 7: Loại vaccine được sử dụng phổ biến trong phòng bệnh cho nhiều loài thủy sản là

  • A. vaccine vô hoạt.
  • B. vaccine hoại tử.
  • C. vaccine cúm.
  • D. vaccine bạch hầu.

Câu 8: Bệnh hoại tử thần kinh thường xuất hiện vào

  • A. tháng 1-5 mùa khô.
  • B. tháng 10-12 đặc biệt là thời tiết se lạnh.
  • C. tháng 5-10 đặc biệt là thời điểm mưa nhiều.
  • D.tháng 5-10 đặc biệt là thời tiết nắng nhiều.

Câu 9: Hình ảnh con tôm dưới đây đang mắc bệnh gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Bệnh đốm trắng.
  • B. Bệnh đậu mùa.
  • C. Bệnh lở loét.
  • D. Bệnh đốm đen.

Câu 10: Những tổn thương do bệnh gây ra trong hình duới đây là:

TRẮC NGHIỆM

  • A. Đục cơ, thối cơ.
  • B. Lồi mắt.
  • C. Hoại tử thần kinh..
  • D. Xuất huyết nội tạng.

Câu 11:Cho các nhận định sau:

  1. Cá mắc bệnh gan thận mủ có cơ quan nội tạng có những đốm trắn đục đường kính từ 0,5mm đến 2.5mm.
  2. Bệnh gan thận mủ có tỉ lệ chết là 60% đến 70%, có thể lên đến 100%.
  3. Bệnh hoại tử thần kinh thường xuất hiện vào tháng 10-12 đặc biệt là thời tiết se lạnh.
  4. Phòng bệnh lồi mắt ở cá rô phi bằng cách trồng thêm nhiều loại cây thuỷ sinh.
  5. Bệnh hoạt tử thần kinh có tác nhân là Betanodavirus.

Số nhận định đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 12: Nguyên nhân dẫn đến bệnh lồi mắt ở cá rô phi là

  • A. liên cầu khuẩn Gram dương: Steptococcus agalatiae.
  • B. liên cầu khuẩn Gram âm: Steptococcus agalatiae.
  • C. liên cầu khuẩn Gram dương: Neisseria gonorrhoeae.
  • D. liên cầu khuẩn Gram âm: Neisseria gonorrhoeae.

Câu 13:Nhà Phong sử dụng vaccine vô hoạt trong nuôi trồng thủy sản. Cách một thời gian, Phong thấy bố mẹ phải sử dụng lại vaccine này cho tôm. Theo em, vì sao phải sử dụng nhắc lại vaccine vô hoạt?

  • A. Vì vaccine vô hoạt có tính bảo hộ ngắn.
  • B. Vì chi phí sản xuất vaccine vô hoạt thấp.
  • C. Vì vaccine vô hoạt có tính ổn định cao.
  • D. Vì vaccine vô hoạt chứa mầm bệnh.

Câu 14: Ưu điểm khi sử dụng chế phẩm thảo dược trong phòng, trị bệnh thủy sản là

  • A. chỉ có độc tính với người, không gây nguy hại cho động vật thủy sản.
  • B. sử dụng được trong môi trường có tính acid cao.
  • C. thân thiện với môi trường.
  • D. gây hiệu ứng nhà kính. 

Câu 15: Lưới kéo là

  • A. phương bảo vệ các loài thủy sản.
  • B. phương pháp khai thác thủy sản chủ động.
  • C. phương pháp bảo vệ khu mua bán thủy sản.
  • D. phương pháp bảo vệ khu vực thủy sản tập trung sinh sản.

Câu 16: Việc nên làm để góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản là

  • A. khử trùng nước sinh hoạt bằng hóa chất trước khi nuôi thủy sản.
  • B. tạo đường di cư cho loài thủy sản.
  • C. tiêm vaccine cúm đầy đủ cho các loài thủy sản.
  • D. thường xuyên kiểm tra bệnh bạch hầu ở thủy sản.

Câu 17:Vì sao thả bổ sung những loài thủy sản quý, hiếm vào thủy vực tự nhiên giúp tăng nguồn lợi thủy sản?

  • A. Vì thả những loài thủy sản quý, hiếm vào thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng số lượng, tăng khả năng sinh sản.
  • B. Vì thả những loài thủy sản quý, hiếm vào thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng hóa chất kích thích sinh trưởng.
  • C. Vì thả những loài thủy sản quý, hiếm vào thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng lượng oxygen dùng để cung cấp cho các hoạt động sống.
  • D. Vì thả những loài thủy sản quý, hiếm vào thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng khả năng hấp thụ hợp chất hóa học.

Câu 18:Khi giải phẫu cá, ta thấy bóng cá hơi phồng và não xuất huyết, trong ruột không có thức ăn. Cá đang mắc bệnh gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Bệnh gan thận mủ.
  • B. Bệnh hoại tử thần kinh .
  • C. Bệnh đốm trắng. 
  • D. Bệnh lồi mắt. 

Câu 19: Lưới rê là 

  • A. phương pháp khai thác hải sản thụ động.
  • B. phương pháp khai thác hải sản chủ động.
  • C. phương pháp khai thác thủy sản chủ động.
  • D. phương pháp khai thác thủy sản thụ động.

Câu 20: Thời gian ngâm lưới trong phương pháp lưới rê là

  • A. 1-2 giờ.
  • B. 2-4 giờ.
  • C. 3-5 giờ.
  • D. 4-6 giờ.

Câu 21:Cho các bước cần thực hiện trong quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh phòng, trị bệnh thủy sản sau:

  1. Phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.
  2. Nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật trong môi trường và điều kiện thích hợp.
  3. Đóng gói, bảo quản và sử dụng.
  4. Phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phòng, trị bệnh thủy sản.

Thứ tự đúng là

  • A. (1)-(2)-(3)-(4).
  • B. (2)-(4)-(1)-(3).
  • C. (4)-(2)-(1)-(3).
  • D. (1)-(2)-(4)-(3).

Câu 22: Tác nhân gây bệnh gan thận mủ là 

  • A. liên cầu khuẩn khuẩn Gram dương: Steptococcus agalatiae.
  • B. liên cầu khuẩn khuẩn Gram âm: Steptococcus agalatiae.
  • C. trực khuẩn Gram âm: Edwardsiella ictaluri.
  • D. trực khuẩn Gram dương : Edwardsiella ictaluri.

Câu 23: Phòng bệnh lồi mắt ở cá rô phi bằng cách

  • A. Sát khuẩn, khử trùng nguồn nước, chế độ ăn phù hợp.
  • B. Trồng thêm nhiều loại cây thuỷ sinh.
  • C. Lắp thêm quạt nước.
  • D. Che chắn mặt ao, hồ bằng lưới đen.

Câu 24: Bệnh lồi mắt ở cá rô phi có tỉ lệ chết là

  • A. 30% đến 70%, có thể lên đến 100% nếu không kịp thời phát hiện.
  • B. 100% ngay cả khi phát hiện bệnh từ sớm.
  • C. 30% đến 70%.
  • D. 50%.

Câu 25: Bệnh sẽ gây ra tổn thương cho các loài thuỷ sản như

  • A. giảm giá trị dinh dưỡng của thuỷ sản.
  • B. mất mùi vị của thuỷ sản.
  • C. xương cá tiêu biến.
  • D. lồi mắt, xuất huyết, đục cơ, thối cơ, chậm lớn hoặc chết; giảm chất lượng giống.

Câu 26: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong _________ có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.

  • A. vùng nước nhân tạo.
  • B. vùng nước tự nhiên.
  • C. vùng nước mặn.
  • D. vùng nước ngọt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác