Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 kết nối ôn tập Chương 5-6 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 kết nối tri thức ôn tập Chương 5-6 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mục đích của lắng lọc trong xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản là gì?

  • A. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho các loài sinh vật phù du phát triển.
  • B. Loại bỏ chất thải, bổ sung oxygen.
  • C. Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, mầm bệnh cũng như một số ấu trùng khác.
  • D. loại trừ rác, cá tạp, các tạp chất lơ lửng trong nước.

Câu 2: Mật độ của các cây thuỷ sinh quá cao sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Tăng lượng vi sinh vật gây hại cho con nuôi.
  • B. Cạnh tranh oxygen hoà tan với thủ sản, các thực vật bao phủ bề mặt nước ngăn cản oxygen khuếch tán vào nước.
  • C. Cạnh tranh thức ăn và oxygen của con nuôi.
  • D. Tăng ô nhiễm nguồn nước.

Câu 3: Đâu không phải vai trò như thế nào trong nuôi thuỷ sản?

  • A. Cung cấp oxygen cho nước trong ao nuôi.
  • B. Cung cấp thức ăn cho thuỷ sản trong ao nuôi.
  • C. Tăng tính lưu động của nước.
  • D. Các yếu tố như độ mặn, độ pH, tảo, vi sinh vật, động vật phù du,… Cũng được phân tan đều khắp trong ao.

Câu 4: Một số chất kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến trong sản xuất cá hiện nay là

  • A. GH.
  • B. Hormone thyroxine.
  • C. Hormone juvenile, ecdysone.
  • D. LRHa, HCG, PG, và GnRHa,…

Câu 5: Có bao nhiêu bước bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản? 

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 6: Bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản ở nhiệt độ

  • A. -10 đến 0oC.
  • B. 0 đến 4oC.
  • C. 4 đến 10oC.
  • D. 10 đế 15oC.

Câu 7: Tuổi thành thục sinh dục ở cá tra đực là 

  • A. 4 - 6 tháng tuổi.
  • B. 12 - 18 tháng tuổi.
  • C. 24 tháng tuổi.
  • D. 36 tháng tuổi.

Câu 8: Tuổi thành thục sinh dục ở cá chép là 

  • A. 4 - 6 tháng tuổi.
  • B. 12 - 18 tháng tuổi.
  • C. 24 tháng tuổi.
  • D. 36 tháng tuổi.

Câu 9: Giống thuỷ sản là

  • A. loài động vật thuỷ sản dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
  • B. loài thực vật như rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
  • C. loài động vật  thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống không bao gồm ấu trùng và mảnh cơ thể.
  • D. loài động vật thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.

Câu 10: Cho các bước cơ bản xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản sau:

  1. Diệt tạp, khử khuẩn.
  2. Bón phân gây màu.
  3. Lắng lọc.
  4. Khử hoá chất.

Thứ tự các bước cơ bản xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản là

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (4), (2) , (3), (1).
  • C. (3), ( 1), (4), (2).
  • D. (2), (4), (1), (3).

Câu 11: Ta xác định sinh vật phù du trong nước bằng dụng cụ thí nghiệm nào?

  • A. Kính lúp.
  • B. Lam kính.
  • C. Kính hiển vi quang học.
  • D. Kính thiên văn.

Câu 12: Mật độ của các cây thuỷ sinh quá cao sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Tăng lượng vi sinh vật gây hại cho con nuôi.
  • B. Cạnh tranh oxygen hoà tan với thủ sản, các thực vật bao phủ bề mặt nước ngăn cản oxygen khuếch tán vào nước.
  • C. Cạnh tranh thức ăn và oxygen của con nuôi.
  • D. Tăng ô nhiễm nguồn nước.

Câu 13: Các yếu tố thuỷ hoá không bao gồm

  • A. độ mặn.
  • B. vi sinh vật.
  • C. pH.
  • D. hàm lượng oxygen hoà tan.

Câu 14: Độ mặn của nước ngọt và nước biển ven bờ là

  • A. độ mặn nước ngọt < 5% < độ mặn nước biển ven bờ.
  • B. độ mặn nước mặn < 5% < độ mặn nước biển ven bờ.
  • C. độ mặn nước mặn < 5% ≤ độ mặn nước biển ven bờ.
  • D. độ mặn nước ngọt < 5% ≤  độ mặn nước biển ven bờ.

Câu 15: Hàm lượng NH3 cho phép trong nước nuôi thuỷ sản phải nhỏ hơn

  • A. 5mg/L.
  • B. 0,5mg/L.
  • C. 50 mg/L.
  • D. 0,05 mg/L.

Câu 16: Hầu hết các phương thức sinh sản của các loài cá đẻ trứng là

  • A. thụ tinh trong cơ thể.
  • B. thụ tinh ngoài trong môi trường nước.
  • C. thụ tinh ngoài trong môi trường không khí.
  • D. thụ tinh ngoài trong môi trường ẩm thấp.

Câu 17: Tôm sinh sản bằng phương thức nào?

  • A. Giao vĩ và đẻ trứng.
  • B. Giao vĩ và đẻ con.
  • C. Giao phối và đẻ trứng.
  • D. Giao phối và đẻ con.

Câu 18: Yếu tố thuỷ lí của nguồn nước trong quá trình nuôi là

  • A. nhiệt độ, độ trong của nước.
  • B. pH.
  • C. rong, rêu.
  • D. độ mặn, vi sinh vật.

Câu 19: Giống trong nuôi thuỷ sản có vai trò là

  • A. quyết định năng suất nuôi thuỷ sản.
  • B. quy định chất lượng sản phẩm thuỷ sản.
  • C. quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm thuỷ sản.
  • D. tăng sức đề kháng, chống chọi của thuỷ sản với môi trường.

Câu 20: Loài sinh vật phổ biến thường được dùng để chuyển hoá nitrogen trong môi trường nuôi thuỷ sản là

  • A. Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp.
  • B. vi khuẩn có hoạt tính probiotic như bacilus spp, Enterrococus spp,…
  • C. bacillus subtilis, bacillus licheniformis,…
  • D. vi khuẩn có khả năng sinh chất kháng khuẩn thuộc nhóm Streptomyces.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác