Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 kết nối ôn tập Chương 1-2

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 kết nối tri thức ôn tập Chương 1-2 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho các đặc điểm sau sau:

  1. Cây con có sức đề kháng tốt, tỉ lệ sống cao.
  2. Tiết kiệm hạt giống
  3. Thích hợp trồng trên các vùng đất trộng lớn.
  4. Giảm số lần và thời gian chăm sóc.
  5. Bộ  rễ phát triển tự nhiên.

Số đặc điểm là ưu điểm của trồng rừng bằng cây con là:

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Nhóm cây sinh trưởng nhanh có đặc điểm

  • A. đường kính bình quân đạt từ 2 cm/năm.
  • B. năng suất trung bình đặt từ 15 m2/ha/năm.
  • C. đường kính bình quân đạt từ 2 cm/năm hoặc năng suất trung bình đặt từ 15 m2/ha/năm.
  • D. đường kính bình quân đạt từ 2 cm/năm và năng suất trung bình đặt từ 15 m2/ha/năm.

Câu 3:Hình ảnh dưới đây là của loại rừng phòng hộ nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Rừng phòng hộ ven biển.
  • B. Rừng phòng hộ cửa sông.
  • C. Rừng phòng hộ đầu nguồn.
  • D. Rừng phòng hộ khu dân cư.

Câu 4: Trong một chu kì sản xuất, hoạt động sản xuất lâm nghiệp tập trung nhiều vào thời gian nào?

  • A. Những năm giữa và năm cuối.
  • B. Những năm giữa.
  • C. Những năm đầu và năm cuối.
  • D. Những năm đầu.

Câu 5: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào không phải là phát triển rừng?

  • A. Đốt rừng làm nương, rẫy.
  • B. Phát triển giống cây lâm nghiệp.
  • C. Duy trì diện tích và cấu trúc của rừng.
  • D. Thực hiện các biện pháp lâm sinh, 

Câu 6: Đề án phát triển ngành Công nghiệp Chế biến gỗ bền vững có hiệu quả trong giai đoạn nào?

  • A. 2020 – 2030.
  • B. 2021 – 2030.
  • C. 2021 – 2050.
  • D. 2030 – 2050.

Câu 7: Thời gian của đối tượng sản xuất lâm nghiệp có thể kéo dài bao lâu?

  • A. Hàng tháng.
  • B. Hàng tuần.
  • C. Hàng ngày.
  • D. Hàng chục năm.

Câu 8:Do khai thác quá mức, rừng phòng hộ bị tàn phá nặng nề và thường xuyên xảy ra lũ lụt, xói lở đất mỗi khi trời mưa. Biện pháp nào sau đây có thể khắc phục được?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Trồng các loại cây hoa màu, lương thực.
  • B. Trồng các loại cây ăn quả lâu năm.
  • C. Trồng các loại cây công nghiệp như cao su, dầu cọ.
  • D. Trồng các loại cây thân gỗ có bộ rễ phát triển, tán cây cao.

Câu 9: Giai đoạn già cỗi là

  • A. giai đoạn từ hạt nảy mầm đến trước ra hoa lần thứ nhất.
  • B. giai đoạn từ 3 - 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.
  • C. giai đoạn từ 5 - 10 năm kể từ khi ra hoa lần thứ nhất.
  • D. giai đoạn cuối cùng của chu kì sinh trưởng.

Câu 10: Sau khi kiểm tra tỉ lệ sống của một khu rừng mới trồng được 20 - 30 ngày, người ta thấy rằng tỉ lệ sống sót là 75%. Lúc này ta nên nhanh chóng

  • A. tỉa thưa để đảm bảo mật độ rừng.
  • B. trồng dặm với kĩ thuật như trồng chính.
  • C. tưới nước để cây phát triển nhanh hơn.
  • D. bón thúc để cây phát triển bộ rễ.

Câu 11: Thời vụ trồng rừng ở miền bắc là

  • A. mùa xuân hoặc xuân hè ( từ tháng 2 đến tháng 7).
  • B. mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12).
  • C. mùa mưa ( từ tháng 5 đến tháng 11).
  • D. mùa khô ( từ tháng 2 đến tháng 7).

Câu 12: Sinh trưởng của cây rừng là

  • A. sự tăng lên về kích thước của cây rừng.
  • B. sự tăng lên về khối lượng của cây rừng.
  • C. sự giảm đi về kích thước và khối lượng của cây rừng.
  • D. sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng

Câu 13:Trà Mi, Trà Bồng là hai vùng từ lâu đã nổi tiếng với việc trồng quế cả về sản lượng lẫn chất lượng cây quế rừng. Tất cả bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có thể dùng được. Nhưng người ta chủ yếu thu hoạch vỏ quế, cành quế hay lá để phơi khô hoặc cất tinh dầu. Theo em cây quế nên được khai thác và thu hoạch vào giai đoạn phát triển nào của cây?

  • A. giai đoạn từ hạt nảy mầm đến trước ra hoa lần thứ nhất.
  • B. giai đoạn từ 3 - 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.
  • C. giai đoạn từ 5 - 10 năm kể từ khi ra hoa lần thứ nhất.
  • D. giai đoạn cuối cùng của chu kì sinh trưởng.

Câu 14:Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2022 cả nước ta đã khai thác được

  • A. 19,7 triệu m3 gỗ.
  • B. 15,85 triệu m3 gỗ.
  • C. 16,93 triệu m3 gỗ.
  • D. 6,1 triệu m3 gỗ.

Câu 15:Cây đước thường được trồng ở các khu vực ven biển phân bố dọc từ Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long. Đước giúp phục hồi và phát triển các khu rừng phòng hộ ven biển ở nước ta và trở thành nơi sinh sống của nhiều loại động vật. Bên cạnh đó, cây còn đóng vai trò là hàng rào vững chãi, bảo vệ bờ biển tráng khỏi sự xâm thực mặn, chống xói mòn, gió bão. Trong đời sống con người, gỗ cây đước có thể sử dụng làm củi đun nấu. Thân cây thì dùng làm gỗ để đóng các vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: bàn, ghế, giường, tủ... Theo em, cây đước nên được khai thác và thu hoạch vào giai đoạn nào của cây?

  • A. giai đoạn từ hạt nảy mầm đến trước ra hoa lần thứ nhất.
  • B. giai đoạn từ 3 - 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.
  • C. giai đoạn từ 5 - 10 năm kể từ khi ra hoa lần thứ nhất.
  • D. giai đoạn cuối cùng của chu kì sinh trưởng.

Câu 16: Vì sao rừng phòng hộ có vai trò bảo vệ môi trường và hạn chế thiên tai?

  • A. Vì rừng phòng hộ giúp điều tiết nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước các dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông.
  • B. Vì rừng phòng hộ có thể chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông.
  • C. Vì rừng phòng hộ giúp bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng.
  • D. Vì rừng phòng hộ giúp điều hoà không khí, bảo vệ môi trường sinh thái quanh khu dân cư.

Câu 17:Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

  • A. Đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng ½ bình quân chung của cả nước.
  • B. Đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp tăng 2 lần so với năm 2021.
  • C. Tỉ lệ lao động làm nghiệp trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45% vào năm 2025.
  • D. Đến năm 2050, góp phần quan trọng vào xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng.

Câu 18: Hình ảnh dưới đây là giai đoạn phát triển nào của cây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Giai đoạn non.
  • B. Giai đoạn thành thục.
  • C. Giai đoạn gần thành thục.
  • D. Giai đoạn già cỗi.

Câu 19: Đối tượng của sản xuất lâm nghiệp là gì?

  • A. Cây rừng có chu kì sống ngắn.
  • B. Cây rừng có chu kì sống dài.
  • C. Các loài động vật quý hiếm.
  • D. Đất trồng rừng.

Câu 20: Đâu không phải đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp?

  • A. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài.
  • B. Địa bàn rộng lớn, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất.
  • C. Ngành sản xuất đa dạng sản phẩm và có nhiều lợi ích đặc thù.
  • D. Mang tính thời vụ ngắn.

Câu 21:Bạn Minh là người có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó; yêu thích sinh vật, yêu lao động; có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng; tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. Phẩm chất nào của bạn Minh không phù hợp với ngành nghề trong lâm nghiệp?

  • A. Có sức khỏe tốt, chăm chỉ và chịu khó.
  • B. Có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng.
  • C. Yêu thích sinh vật, yêu lao động.
  • D. Tuân thủ an toàn lao động và tuân thủ các công ước liên quan đến thủy sản. 

Câu 22: Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng để

  • A. săn bắt động vật quý hiếm trong rừng.
  • B. sản xuất lâm nghiệp; lâm-nông-ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch.
  • C. xây dựng nhà máy, xí nghiệp, phát triển công nghiệp.
  • D. xây dựng khu dân cư.

Câu 23: Đâu không phải lợi ích của việc giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng?

  • A. Tăng thu nhập, tạo kế sinh nhai cho người dân.
  • B. Nâng cao giá trị đa mục đích của rừng.
  • C. Nâng cao khả năng khai thác, sản xuất, khai thác trồng rừng.
  • D. Hợp pháp hoá săn bắt, khai thác động thực vật quý hiếm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác