Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 3: Nguyên nhân suy thoái tài nguyên rừng (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 3: Nguyên nhân suy thoái tài nguyên rừng (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao phá rừng để lấy đấy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thường tập trung ở phía Đông Bắc và Tây Nguyên?

  • A. Vì lâm sản có giá trị kinh tế không cao.
  • B. Vì để trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao.
  • C. Vì quản lí đất rừng còn lỏng lẻo.
  • D. Vì khí hậu phù hợp để trồng các cây nông nghiệp, công nghiệp.

Câu 2: Vì sao khai thác không hợp lí gỗ và các sản phẩm khác từ rừng là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng tự nhiên?

  • A. Vì dễ dẫn đến các hoạt động khai thác rừng trái phép, phá rừng để lấy gỗ và lâm sản khác.
  • B.Vì dễ gây cháy rừng.
  • C.Vì dễ gây bệnh cho thú rừng.
  • D.Vì dễ dẫn đến các thiên tai khác

Câu 3: Đâu là nguyên nhân chính gây suy thoái tài nguyên rừng?

  • A. Phá rừng lấy đất nông nghiệp.
  • B. Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.
  • C. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ không bền vững.
  • D. Cháy rừng và chăn thả gia súc.

Câu 4: Củi được khai thác từ các hệ sinh thái rừng thường được sử dụng vào mục đích gì?

  • A. cung cấp nhiên liệu cho nấu ăn, sưởi ấm, sản xuất điện.
  • B. cung cấp nhiên liệu tên lửa.
  • C. cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân.
  • D. cung cấp nhiên liệu cho các loại phương tiện giao thông như xe ô tô, xe máy,...

Câu 5: Việc phát triển cơ sở hạ tầng và khai khoáng đã tác động như thế nào đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học?

  • A. Diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường đất, nước khiến các loài động thực vật rừng khó sinh trưởng và phát triển
  • B. Hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nặng nề, ảnh hưởng lớp cây tái sinh, cấu trúc đất, hoạt động của các vi sinh vật đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của quần thể thực vật rừng.
  • C. Hệ sinh thái rừng bị suy giảm nặng nề, nhiều loại động thực vật quý hiếm đứng trên bờ tuyệt chủng.
  • D. Diện tích rừng suy giảm; mất hoặc chia căt sinh cảnh tự nhiên do hình thành rào cản di cư của các loài, tác động tới sự sống còn của quần thể động vật hoang dã.

Câu 6: Hoạt động chăn thả gia súc tác động như thế nào đến hệ sinh thái rừng?

  • A. Diện tích rừng được mở rộng, hệ sinh thái đa dạng và phong phú hơn.
  • B. Các lớp cây tái sinh bị gia súc ăn, giẫm đạp gây ảnh hưởng đến sự tái sinh rừng.
  • C. Phân gia súc thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển cây rừng.
  • D. Diện tích rừng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến lớp cây tái sinh, cấu trúc đất, hoạt động của hệ vi sinh vật đất, quần thể thực vật rừng.

Câu 7: Cháy rừng gây thiện hại tài nguyên rừng như thế nào?

  • A. Đất rừng bị vôi hoá, bạc màu, rất khó để tái sinh rừng.
  • B. Đa dạng hệ sinh thái bị suy giảm.
  • C. Động thực vật khó sinh trưởng và phát triển.
  • D. Cháy rừng làm mất rừng một cách nhanh chóng, gây thiệt hại về tài nguyên rừng, đất rừng thoái hoá.

Câu 8: Khai thác củi ở rừng làm chất đốt tập trung nhiều ở khu vực nào của nước ta?

  • A. Khu vực nông thôn, miền núi.
  • B. Khu vực thành thị.
  • C. Khu vực ven biển.
  • D. Khu vực thành phố, thủ đô,...

Câu 9: Phá rừng để lấy đất nông nghiệp tập trung nhiều ở khu vực nào của nước ta?

  • A. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Khu vực miền núi phía Đông Bắc và Tây Nguyên.
  • C. Khu vực duyên hải miền Trung.
  • D. Khu vực đồng bằng sông Hồng.

Câu 10: Nguyên nhân chính xảy ra cháy rừng là 

  • A. thời tiết khô, nóng.
  • B. không chủ động có các phương án phóng cháy chữa cháy kịp thời.
  • C. lá rụng dưới gốc cây rừng khá dày, dễ bắt lửa.
  • D. đốt dọn thực bì, làm nương rẫy, săn bắt động vật rừng,...

Câu 11: Đâu không phải giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng?

  • A. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
  • B. Hoàn thành việc gia đất, gia rừng, cho thuê và thu hồi rừng, đất rừng.
  • C. Cho phép chuyển đổi cây rừng sang cây hoa màu, cây ăn quả hay cây công nghiệp.
  • D. Kiểm soát, quản lí, bảo vệ và phát triển mỗi loại rừng theo quy chế quản lí riêng.

Câu 12: Đâu không phải giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng?

  • A. Kiểm soát suy thoái thực vật, động vật rừng.
  • B. Ngăn cấm việc phát triển cơ sở hạ tầng và khai khoáng ở khu vực bìa rừng.
  • C. Kiện toàn, củng cố có tổ chức, bộ máy quản lí nhà nước về lâm nghiệp từ Trung ương tới địa phương.
  • D. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức bằng nhiều hình thức của toàn xã hội trong công tác quản lí và bảo vệ rừng.

Câu 13: Trầm hương tên quốc tế tiếng anh là Agarwood, là phần gỗ trong cây dó bầu bị nhiễm chất dầu trầm hương. Sự tạo trầm trong tự nhiên của cây dó là quá trình biến đổi của các phần tử gỗ do tác động bệnh lý tạo nên các vết thương hở bị nhiễm các khuẩn, nấm… ở ngoài môi trường tạo nên kích ứng bảo vệ tạo ra trầm hương.

Với giá trị cao của trầm kèm theo việc quản lý lỏng lẻo nên bị khai thác một cách triệt để và ngày càng hiếm.

Theo em, làm thế nào để bảo vệ và vừa khai thác bền vững trầm hương?

  • A. Khuyến khích người dân khai thác trầm hương tự nhiên trong rừng.
  • B. Nghiêm cấm các hành vi khai thác trầm hương trong cộng đồng.
  • C. Hướng dẫn cách trồng và khuyến khích trồng dó bầu lấy trầm hương cho người dân.
  • D. Nghiêm cấm các hành vi buôn bán trầm hương.

Câu 14: Cho các hoạt động sau đây:

  1. Khai thác gỗ không hợp lí và các sản phẩm khác từ rừng
  2. Chăn thả gia súc.
  3. Phủ xanh đồi trọc.
  4. Cháy rừng.
  5. Xây dựng các khu bảo tồn.
  6. Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.

Có bao nhiêu hoạt động gây suy thoái tài nguyên rừng?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 15: Quan sát hình 3.1 và cho biết sự thay đổ diện tích rừng thế giới trong giai đoạn 1990 đến 2020.

TRẮC NGHIỆM

  • A. Diện tích rừng giảm.
  • B. Diện tích rừng tăng.
  • C. Diện tích rừng không thay đổi.
  • D. Diện tích rừng lúc tăng, lúc giảm.

Câu 16: Đâu không phải lợi ích của việc giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng?

  • A. Tăng thu nhập, tạo kế sinh nhai cho người dân.
  • B. Nâng cao giá trị đa mục đích của rừng.
  • C. Nâng cao khả năng khai thác, sản xuất, khai thác trồng rừng.
  • D. Hợp pháp hoá săn bắt, khai thác động thực vật quý hiếm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác