Tắt QC

Trắc nghiệm công nghệ 9 bài 4: An toàn lao động trong nấu ăn

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 9 bài 4: An toàn lao động trong nấu ăn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu không phải là dụng cụ, thiết bị dùng điện dễ gây tai nạn trong nấu ăn?

  • A. Bếp nướng
  • B. Ấm nước sôi
  • C. Máy say thịt
  • D. Máy đánh trứng

Câu 2: Để đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn, cần lưu ý về:

  • A. Sử dụng dụng cụ, thiết bị cầm tay
  • B. Sử dụng dụng cụ, thiết bị dùng điện
  • C. Có biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa, gas, điện.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Có mấy nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. Rất nhiều

Câu 4: Những công việc được triển khai mỗi ngày trong nhà bếp gồm:

  • A. Chuẩn bị thức ăn
  • B. Nấu nướng
  • C. Bày dọn
  • D. Tất cả các công việc trên

Câu 5: Cần kiểm tra dây dẫn điện khi sử dụng loại bếp nào?

  • A. bếp gas
  • B. bếp dầu
  • C. bếp điện
  • D. Cả 3 loại bếp trên

Câu 6: Biện pháp nào bảo đảm an toàn lao động trong nấu ăn?

  • A. Quét, lau ngay các thức ăn bị rơi vãi trên nền nhà để không bị trượt té.
  • B. Các vật dụng dễ cháy để xa bếp lửa.
  • C. Cố với lấy những vật dụng trên cao.
  • D. Bê những đồ dùng nấu sôi bằng tay trần.

Câu 7: Dụng cụ, thiết bị dễ gây tai nạn trong nấu ăn là:

  • A. Dụng cụ, thiết bị cầm tay
  • B. Dụng cụ, thiết bị dùng điện
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị dùng điện cần lưu ý:

  • A. Trước khi sử dụng
  • B. Trong khi sử dụng
  • C. Sau khi sử dụng
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Đâu không phải là dụng cụ, thiết bị cầm tay dễ gây tai nạn trong nấu ăn?

  • A. Các loại dao nhọn
  • B. Nồi cơm điện
  • C. Ấm nước sôi
  • D. Soong có tay cầm bị hỏng

Câu 10: Cần kiểm tra dây dẫn điện khi sử dụng loại dụng cụ thiết bị làm bếp nào?

  • A. Ấm nước sôi
  • B. Bếp dầu
  • C. Bếp điện
  • D. Nồi cơm điện

Câu 11: Dụng cụ, thiết bị cầm tay nào dễ gây ra tai nạn trong nhà bếp?

  • A. Các loại dao
  • B. Bếp điện
  • C. Ấm điện
  • D. Nồi cơm điện

Câu 12: Đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn để tránh tai nạn nguy hiểm như:

  • A. Đứt tay
  • B. Bỏng nước sôi
  • C. Cháy nổ bình gas
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Đâu không phải là nguyên nhân gây tai nạn trong nấu ăn?

  • A. Đặt các dụng cụ sắc, nhọn không đúng vị trí
  • B. Để thức ăn rơi vãi trên sàn gây trơn trượt
  • C. Đặt các dụng cụ làm bếp trên kệ
  • D. Sử dụng nồi áp suất thiếu cẩn thận

Câu 14: Khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị cầm tay cần chú ý:

  • A. Cẩn thận
  • B. Chu đáo
  • C. Đúng quy cách
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Cần kiểm tra kĩ bình gas, ống dẫn gas, ... khi sử dụng loại bếp nào?

  • A. bếp gas
  • B. bếp dầu
  • C. bếp điện
  • D. Cả 3 loại bếp trên

Câu 16: Khi sử dụng máy đánh trứng cần tránh:

  • A. Tăng tốc đột ngột
  • B. Lau bằng khăn mềm
  • C. Rút phích cắm sau khi làm việc xong
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 17: Đâu không phải là nguyên nhân nào gây ra tai nạn trong nấu ăn?

  • A. Dùng dao, các dụng cụ sắc, nhọn để cắt, gọt, xiên…hoặc đặt không đúng vị trí thích hợp
  • B. Kiểm tra thiết bị xem có bị hỏng hay dây điện bị hở hay không trước khi sử dụng 
  • C. Sử dụng bếp điện, bếp gas, lò điện, lò gas, nồi điện, ấm điện…không đúng yêu cầu
  • D. Sử dụng soong, nồi, chảo có tay cầm không siết chặt hoặc đặt ở vị trí không thích hợp.

Câu 18: Những biện pháp nào giúp bảo đảm an toàn lao động trong nấu ăn?

(1) Cần phải chú ý sử dụng cẩn thận, chu đáo, đúng quy cách

(2) Khi sử dụng các dụng cụ sắc, nhọn cẩn thận, để xa tầm tay trẻ em

(3) Rơi vãi thức ăn trơn trượt trên nền nhà: phải quét, lau ngay để khọng bị trượt té

(4) Để vật dụng ở trên cao quá tầm với.

  • A. (1) – (2) – (3) – (4)
  • B. (1) – (2) – (3)
  • C. (2) – (3) – (4)
  • D. (1) – (3)

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác