Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 5: Văn bản đọc Hội lồng tồng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 5: Văn bản đọc Hội lồng tồng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

Đọc văn bản

- Bố cục:

+  Phần 1 (từ đầu đến "múa sư tử và lượn lồng tồng"): Giới thiệu  khái quát hội lồng tồng.

+ Phần 2 (tiếp đến "cuộc vui tiếp tục"): Giới thiệu về trò chơi ném còn

+ Phần 3 (tiếp đến "đọ tài đối phương"): Giới thiệu về trò múa sư tử

+ Phần 4 (còn lại): Giới thiệu về hoạt động hát lượn
- Thể loại: văn bản thông tin

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Giới thiệu khái quát Hội lồng tồng

- Thời gian tổ chức: sau tết Nguyên đán đến tết Thanh Minh.

- Địa điểm: Diễn ra ở nhiều địa phương, mỗi nơi có truyền thuyết khác nhau về hội lồng tồng.

- Những hoạt động chính trong lễ hội:

+ Dân làng mang cỗ đến cúng thần nông.

+ Trưng y những sản phẩm nông nghiệp của dân làng: gà thiến béo, lợn quay, bánh trái….

+ Sau phần cúng, người dân ăn cỗ.

+ Các trò chơi dân gian:tung còn, kéo co, thi bắn, múa sư tử, “lượn lồng tồng”

- Mục đích: ý nghĩa cầu mùa, cầu một năm mưa thuận gió hòa, việc nhà nông thuận lợi và cảm tạ, kính báo với thần linh.

=> Phần đầu đã cung cấp các thông tin cần thiết cho người đọc.

2. Các trò chơi trong lễ hội

Trò chơi ném còn

- Dụng cụ chính:

+ Chiếc còn, là một túi vải màu hình vuông, trong đổ cát, đuôi dài hơn 1m bằng vải ngũ sắc.

+ Cây mai cao, trên đỉnh ngọn cây được uốn thành một vòng tròn, dán giấy trắng, có điểm hồng tâm.

- Cách chơi: Thanh niên gái trai chia hai bên thi nhau nhằm chiếc vòng giấy mà tung còn. Người ném trúng thủng  vòng giấy thì được thưởng, ém thủng hồng tâm thì được giải thưởng to hơn.

Trò chơi múa sư tử

- Mục đích: rèn luyện thân thể, giúp cho thanh niên có được một vài môn võ nghệ để tự vệ, chống giặc cướp, giặc ngoại xâm khi cần.

- Cách chơi: Trong hội lồng tồng, theo tục lệ,  con sư tử  nào đến trước giữ vai trò đàn anh, có quyền chủ trì các buổi biểu diễn; con đến sau phải đeo vào cằm con đến trước một miếng vải đỏ gọi là “quả hồng" để thừa nhận quyển đàn anh. Trường hợp tranh chấp người ta tổ chức một cuộc đấu miệng giữa hai con sư tử. Con nào quật ngã đối phương sẽ được nhận vai trò đàn anh; trường hợp này mỗi bên đều chọn một tay quyền thuật giỏi, một thầy dạy võ, để múa sư tử đọ tài với đối phương.

Hoạt động hát lượn

- Mục đích: để cầu mùa màng, chúc mừng dân làng được mọi sự may mắn, tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên.

- Cách tiến hành:

+ Phần “lượn tuồng” gồm những bài hát cổ điển mà gái trai phải học thuộc lòng để hát kể cho nhau nghe những cảnh đẹp quê hương, câu chuyện mượn trong cổ tích, truyền thuyết….

+ Phần “lượn sương” sáng tác tại chỗ theo cảm hứng để giải trí đặt vấn đề yêu đương, trực tiếp thổ lộ tình cảm.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung - Ý nghĩa

- Văn bản giới thiệu lễ hội lồng tồng của các dân tộc vùng Việt Bắc.  

- Lễ hội bao gồm phần lễ được tổ chức trang trọng, thành kính và phần hội gồm các trò chơi sôi nổi, hấp dẫn. 

- Những hoạt động văn hoá, những trò chơi dàn gian cũng thể hiện mong ước của người dân về một cuộc sống vui tươi, lành mạnh, may mắn; con người có sức khỏe, có tâm hồn bay bổng, phong phú, đặc biệt là mong ước có được sức mạnh thể chất và tinh thần đế đánh đuổi kẻ thù.

2. Nghệ thuật

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng

- Ngôn từ bình dị, gần gũi

- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục

- Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 KNTT bài 5: Văn bản đọc Hội lồng tồng, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 5: Văn bản đọc Hội lồng tồng, Ôn tập văn 7 kết nối bài Văn bản đọc Hội lồng tồng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác