Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 cánh diều bài 4: Đọc hiểu văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa"
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 cánh diều bài 4: Đọc hiểu văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa". Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên: Đinh Trọng Lạc
- Năm sinh – năm mất: 1928 – 2000
- Quê quán: Hà Nội
2. Tác phẩm
Tiếng gà trưa là một bài thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh viết trong thời kì kháng chiến chống Mỹ in trong tập Hoa dọc chiến hào 1968.
- Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ TIếng gà trưa trích trong Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4,5 của NXB Giáo dục năm 2002.
3. Đọc văn bản
- Thể loại: Nghị luận văn học. Đặc điểm chính của thể loại này đó chính là nêu nên ý kiến và lập luận bằng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người nghe nghe theo ý kiến của mình.
- Văn bản phân tích vẻ đẹp của bài thơ TIếng gà trưa. Về vẻ đẹp nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của bài thơ.
- Nhan đề đã nói lên nội dung ý nghĩa của toàn văn bản. Nói về vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa qua cái nhìn của tác giả Đinh Trọng Lạc.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Tác giả phân tích bài thơ Tiếng gà trưa theo thứ tự từng khổ thơ.
Khổ 1: âm thanh tiếng gà trưa gọi về những kí ức tuổi thơ của tác giả cũng chính là anh lính xa quê.
Khổ 2: Hình ảnh tiếng gà xuyên suốt cả bài gắn liền với những kỉ niệm ngọt ngào về người bà tần tảo cả đời lo toan để cho cháu được vui sướng
Khô 3: Kỉ niệm với người bà và đàn gà cùng tình yêu sâu sắc vô bờ bến của người bà dành cho đứa cháu thơ của mình
Khổ 4: Là khổ thơ hay nhất và cũng cảm động nhất của toàn bài chứa đựng tình cảm thiêng liêng cao quý, sâu sắc của người cháu dành cho người bà của mình, cho đất nước quê hương….
Thứ tự phân tích bài thơ của tác giả theo mạch cảm xúc của tác giả. Nó đi từ việc hình ảnh tiếng gà trưa gợi nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào trong quá khứ đến những kỉ niệm về người bà của mình và sợi dây kết nối ở hiện tại. Người cháu chiến đấu về bà, vì tiếng gà thân thuộc và vì Tố quốc.
2. Tìm hiểu bài
- Tiếng gà trưa tác động rất lớn đến mạch cảm xúc cũng như tình cảm của tác giả. Nó là sợi dây kết nối từ hiện tại đến quá khứ và cả tương lai. Mở đầu người lính trên đường hành quân nghe tiếng gà trưa, cảm xúc ùa về. Kết nối từ hiện tại đến quá khứ. Tiếng gà gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của tác giả. Nó chi phối toàn bài thơ và trở thành cảm xúc chính của cả bài.
- Hình ảnh tiếng gà gắn liền với hình ảnh tuổi thơ với những ổ trứng hồng, con gà mái mơ với bộ lông màu đốm trắng, con gà mái vàng với lông óng như màu nắng… Và quan trọng nhất nó gợi nhớ đến hình ảnh người bà tần tảo, yêu thương con cháu sâu sắc…. Tiếng gà đi theo cháu cả những năm tháng hành quân trở thành động lực sức mạnh để cháu chiến đấu.
Tác giả nhấn mạnh đến các biện pháp tu từ mà Xuân Quỳnh sử dụng có thể kể đến như: phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác, lặp từ “nghe”, đảo từ “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng”, phép tu từ so sánh “ lông óng như màu nắng”, cách ngắt nhịp thơ khác nhau ở mỗi dòng thơ…. Như một cách để nhấn mạnh tiếng gà, làm xao động không gian và cả lòng người.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung: Phân tích vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài Tiếng gà trưa.
- Nghệ thuật: Lý lẽ dẫn chứng lập luận chặt chẽ để chứng minh sự tài tình của nhà thơ Xuân Quỳnh trong việc khắc họa tiếng gà trưa
- Mục đích: chính của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Đồng thời thể hiện sự tài tình của nhà thơ Xuân Quỳnh trong việc sử dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, biện pháp so sánh để gợi nhớ tiếng gà trưa với vô vàn kỉ niệm đáng nhớ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận