Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 cánh diều bài 7: Đi trong hương tràm
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 cánh diều bài 7: Đi trong hương tràm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Hoài Vũ tên khai sinh là Nguyễn Đình Vọng sinh năm 1935
- Quê: Quảng Ngãi
- Con người: ấm áp, thân thiện, hiền hòa, dễ mến, gắn bó với Sài Gòn trên 40 năm. Là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng được phổ nhạc: Vàm Cỏ Đông, Đi trong hương tràm, Miền Hạ, Hoàng hôn lặng lẽ…
- Sáng tác: 6 tập thơ, 5 tập truyện, 6 tập truyện dịch từ tác phẩm văn học Trung Quốc.
- Phong cách thơ: dịu dàng, sâu lắng, lãng mạn, chân thật.
2. Văn bản
- Xuất xứ: In trong Tuyển tập thơ Việt Nam (giai đoạn chống Mỹ cứu nước), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999)
- Hoàn cảnh sáng tác: Theo lời kể của tác giả: Năm 1968, khi theo đại quân vào Sài Gòn, không may bị sốt rét, đành phải nằm lại Trạm giao liên Đồng Tháp Mười. Tại đây, tôi đã gặp 5-6 nữ giao liên. Tôi đặc biệt có cảm tình với một cô tên là Lan. Đến năm 1971, khi quay lại thì cả rừng tràm đã bị bom đạn tàn phá xác xơ và hay tin Lan đã hi sinh. Một đêm, cảm xúc đau xót và mất mát ùa ra, tôi viết ngay được bài thơ “Đi trong hương tràm”.
3. Đọc văn bản
- Thể thơ: thơ tự do
- PTBĐ: biểu cảm
- Nhân vật trữ tình: chàng trai, người xưng “anh” về tình yêu rất đỗi thủy chung, sâu nặng dành cho “em”
- Cảm xúc tâm trạng ấy luôn gắn bó với hình ảnh của lá tràm, hương tràm, loài cây thân thuộc, gắn bó với thiên nhiên và con người đồng bằng sông Cửu Long.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Khung cảnh thiên nhiên rừng tràm
* Khổ 1
- Không gian: Vàm Cỏ Tây
- Thời gian: sáng nay
- Hình ảnh hoa tràm: e ấp, hương tỏa bay cũng chính là hình bóng em gửi lại còn vương vấn, ngây ngất, nồng nàn trong không gian khiến anh nhớ thương, say đắm.
- Câu hỏi tu từ: Em gửi gì…
- Nghệ thuật nhân hóa: mây trời tỏa bay
-> Khung cảnh nên thơ trữ tình. Cái đắm say ấy cũng mới chỉ là bước khởi đầu của một chuỗi diễn biến tâm trạng của “anh”. Nó mới chỉ là cái đắm say của cảnh, của lá tràm, bông tràm thực tại.
* Khổ 3:
- Các hình ảnh thiên nhiên: gió, gió Tháp Mười, mây, bầu trời, cánh đồng, hương tràm
-> thiên nhiên mang đậm hương vị ĐBSCL.
- Biện pháp liệt kê các hình ảnh thiên nhiên nhấn mạnh vào nỗi nhớ thương da diết của nhân vật trữ tình.
2. Nỗi nhớ trong tâm trí nhân vật trữ tình
- Các hình ảnh trong khổ thơ thứ ba tập trung thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn, rợn ngợp của “anh” khi vắng “em”. Không gian được đẩy ra mọi chiều kích, “Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng”, “cao” lên tột độ, “rộng” ra vô cùng. Và “anh” một mình, trống vắng, chông chênh.
- Ẩn dụ: “Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu”:
-> Ngọn gió đã được tâm trạng hoá, “thổi” mãi vào nỗi cô đơn, trống vắng không cùng trong lòng anh, “thổi” mãi vào cảm giác “một mình”, hoang hoải, “thổi” mãi vào trái tim mang “nỗi thương đau” và “niềm hi vọng”,...
- Điệp từ “thổi” đặt cạnh nhau trong một câu thơ gây ấn tượng đặc biệt.
- Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ đều kết lại băng hình ánh “hương tràm”:
“Mà khắp trời mây hương tỏa bay! (khổ 1)
“Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau (khổ 2)
“Hương tràm bên anh, mà em đi đâu" (khổ 3)
“Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao” (khổ 4).
- Các hình ảnh này đều thể hiện hình ảnh của em , nhắc nhớ về "em" trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.
+ Trong khổ thơ thứ nhất, “hương tràm" là hình bóng của “em" gửi lại, tỏa bay, vấn vít, ngây ngất, nồng nàn. Để rồi, “hương tràm” “xôn xao” là tình em” thuỷ chung, sâu đậm trong trái tim “anh” - “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”.
3. Đặc điểm nghệ thuật
- Trong khổ thơ thứ hai và khổ thơ kết tác giả đã sử dụng phép điệp, cách diễn đạt trùng điệp - tăng tiến, quan hệ tương phản, đối lập, biện pháp ẩn dụ và hình ảnh thiên nhiên của quê hương,... để thể hiện tình yêu sâu nặng, thuỷ chung, vượt qua mọi hoàn cảnh, khoảng cách, giới hạn.
- Ở khổ thơ thứ hai, điệp từ “dù” chồng chất thêm những khoảng cách về không gian (đi đâu), thời gian (xa cách bao lâu), về quy luật đổi thay, biến suy của thiên nhiên (gio may kia đổi hướng thay màu)…để nhấn mạnh điểm tựa tinh thần kì diệu, vượt lên tất cả những điều đó của “thoáng hương tràm” (“Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”).
- Quan hệ tương phản giữa ba dòng thơ đầu và dòng thơ cuối khiến “thoáng hương tràm” trở thành “một thứ “bùa ngải” nhiệm màu của tình yêu. Với “hương tràm”, tình ta cứ "bên nhau” bất chấp mọi sự xa cách, trở ngại.
- “Dù đi đâu dù xa cách bao lâu” trở thành một điệp khúc được trở lại trong khổ thơ kết.
- Tăng tiến trong hệ thống hình ảnh biểu đạt cảm nhận về “em” của nhân vật trữ tình.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – ý nghĩa
- Mỗi khổ thơ là một khổ hương tràm, một sắc thái hương tràm. Và mỗi khổ cũng là một sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình “anh”. Tất cả đắm say trong hương tràm, trong “tình em” của chàng trai đa tình và chung tình. Bài thơ là tiếng hát về lòng chung thủy, về tình yêu trong chiến tranh đầy xúc động, ngân vang. Tình yêu đó đẹp đẽ và bền chặt, quyện hòa trong tình yêu quê hương đất nước.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, phép điệp và hình ảnh ẩn dụ “hương tràm”…
- Giọng thơ giản dị, chân thành, cảm xúc thăng hoa tự nhiên.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận