Soạn giáo án ngữ văn 7 cánh diều Bài 6 - Tiết…: tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 6 - Tiết…: tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT…: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN, LAO ĐỘNG VÀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
- Sưu tầm một số câu tục ngữ về con người, xã hội.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của tục ngữ
- Biết vận dụng tục ngữ trong đời sống
3. Phẩm chất:
- Yêu quý, trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.
- Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm, bài học hay, phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi cho HS tham gia.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí ẩn
- Nhiệm vụ: GV đưa ra trò chơi ô chữ để ôn lại một số câu tục ngữ đã học ở buổi trước về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
- Phương án thực hiện:
+ Thực hiện trò chơi “Ô chữ bí ẩn”
+ Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt chọn câu hỏi theo số mà các con yêu thích
- Thời gian: 2 phút
- Sản phẩm: Các từ ngữ điền vào chỗ chấm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ để trả lời.
+ lập đội chơi
+ chuẩn bị tinh thần thi đấu
+ thực hiện trò chơi theo đúng luật
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu các đội lần lượt lựa chọn câu hỏi. Hết câu hỏi thì dừng lại.
- GV gọi HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chia sẻ đáp án:
1. Tấc đất tấc vàng. 2. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 3. Cái răng, cái tóc là góc con người. 4. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. 5. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. 6. Mưa tháng Ba hoa đất/ Mưa tháng Tư hư đất. => TỤC NGỮ |
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tục ngữ là trí khôn của dân gian, kho tàng tục ngữ với số lượng lớn là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng.
b. Nội dung: HS trả lời nhanh phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu: Nhắc lại khái niệm về tục ngữ. - Gv đặt câu hỏi: Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Đọc, chia bố cục - Nhóm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: câu 1, 2, 3, 4. - Nhóm tục ngữ về con người, xã hội: câu 5, 6, 7, 8.
|
Bình luận