Soạn giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 2: Màu nóng, màu lạnh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 4 bài 2: Màu nóng, màu lạnh sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: MÀU NÓNG, MÀU LẠNH

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được các màu nóng, màu lạnh và vận dụng vào thực hành, tạo sản phẩm đề tài phong cảnh quê hương.
  • Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn và ý tưởng sử dụng tranh phong cảnh trong cuộc sống.
  1. Năng lực mĩ thuật
  • Biết được các màu nóng, màu lạnh và một số cách thực hành tạo sản phẩm đề tài phong cảnh quê hương; bước đầu tìm hiểu vẻ đẹp của một số phong cảnh thiên nhiên ở một số vùng miền và tác phẩm mĩ thuật có màu nóng, màu lạnh.
  • Tạo được sản phẩm tranh phong cảnh bằng màu nóng, màu lạnh theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, màu nóng, màu lạnh,…) và trao đổi chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. Năng lực chung và năng lực đặc thù

Năng lực chung:

  • Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, tính toán,… thông qua các hoạt động trao đổi, chia sẻ; sử dụng màu nóng, màu lạnh để sáng tạo sản phẩm về đề tài phong cảnh theo ý thích.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận biết được sự kết hợp màu nóng, màu lạnh trong một số hình ảnh phong cảnh.
  • Sáng tạo sản phẩm tranh phong cảnh sử dụng màu nóng, màu lạnh.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và nhận biết được hình ảnh nổi bật trên sản phẩm của mình, của bạn; chia sẻ được cảm nhận về các sản phẩm tranh phong cảnh.
  1. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, có trách nhiệm,… thông qua một số biểu hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
  • Có ý thức tìm hiểu về tranh phong cảnh có sử dụng màu nóng, màu lạnh trong đời sống.
  • Tôn trọng sản phẩm, sự sáng tạo của bạn bè và mọi người.
  • Tự tin chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của mình về sản phẩm, bài học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Mĩ thuật
  • Bút màu vẽ, bìa cắt các hình thù thuộc đề tài phong cảnh, giấy màu, hồ dán,…
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, bìa cắt các hình thù thuộc đề tài phong cảnh, giấy màu, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV vận dụng kĩ thuật dạy học “Tia chớp”.

- GV trình chiếu hình ảnh và nêu câu hỏi cho HS:

+ Em hãy chia sẻ cảm giác từ những bức ảnh trên (ví dụ: cảm giác nóng, lạnh, mát)

 
  


+ Đọc tên một số màu trên hình ảnh.

Hình 1

 
  


Hình 2

Hình 3

 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án

+ Cảm giác từ những bức ảnh:

·        Hình 1: Nóng.

·        Hình 2: Lạnh.

·        Hình 3: Mát.

+ Các màu có trên ảnh:

·        Ảnh 1 và ảnh 2: Màu xanh dương, trắng, nâu.

·        Ảnh 3: Màu xanh dương, xanh lá cây, vàng,...

- GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi sự vật xung quanh ta đều mang những màu sắc riêng biệt, thú vị và người ta thường phân ra thành hai loại màu cụ thể là màu nóng và màu lạnh. Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 2: Màu nóng, màu lạnh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Biết và nêu được một số màu nóng, màu lạnh.

- Bước đầu tìm hiểu về vẻ đẹp của một số hình ảnh, tác phẩm mĩ thuật đề tài phong cảnh và liên hệ ở quê hương.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS làm việc cá nhân:

Quan sát vòng tròn màu sắc dưới đây và cho biết:

+ Những màu nào là màu nóng?

+ Những màu nào là màu lạnh?

 

- GV gọi một số HS, chỉ vào một số màu sắc để HS nhận biết màu nóng, màu lạnh.

- GV nhận xét và kết luận:

+ Màu nóng: vàng, đỏ, cam, hồng…

+ Màu lạnh: xanh lá cây, xanh lam, xanh da trời, tím,…

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh phong cảnh và đưa ra nhiệm vụ:

+ Hình ảnh nào có nhiều màu nóng, màu lạnh hoặc có sự kết hợp màu nóng và màu lạnh?

+ Em hãy giới thiệu một số hình ảnh có trong các bức tranh.

 

- GV gọi 4 HS trả lời cho từng hình ảnh.

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời:

+ Sự kết hợp màu nóng, màu lạnh:

·        Hình 1: Có sự kết hợp màu nóng và màu lạnh.

·        Hình 2: Nhiều màu lạnh.

·        Hình 3: Nhiều màu nóng.

·        Hình 4: Có sự kết hợp màu nóng và màu lạnh.

+ Hình ảnh có trong các bức tranh:

·        Hình ảnh 1: Cầu Thê Húc (Hà Nội).

·        Hình ành 2: Sông Ngô Đồng, Tam Cốc (Ninh Bình).

·        Hình ảnh 3: Hình ảnh làng quê.

·        Hình ảnh 4: Hình ảnh cảnh vật ở nông thôn.

 
  


- GV trình chiếu hình ảnh về tác giả/họa sĩ

 
  


Họa sĩ Phạm Viết Hồng

Họa sĩ Lưu Văn Sìn

 - GV giới thiệu cho HS một số thông tin về tác giả/hoạ sĩ.

+ Tác phẩm Cuối mùa hoa xoan (2018) - tranh bột màu của hoạ sĩ Phạm Viết Hồng Lam được hoạ sĩ vẽ trên giấy dó, kích thước 60 x 80 cm. Phạm Viết Hồng Lam tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1976. Ông là một trong những hoạ sĩ có nhiều tác phẩm mĩ thuật về đề tài nông thôn Việt Nam và thành công với chất liệu bột màu. Ông tham gia nhiều triển lãm trong và ngoài nước; có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng cao và trưng bày trong các bảo tàng.

+ Tác phẩm Cảnh nông thôn thanh bình (1958) là tranh sơn dầu của hoạ sĩ Lưu Văn Sin. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 1931 – 1936. Ông là một trong những hoạ sĩ có nhiều tác phẩm mĩ thuật về đề tài miền núi và thành công với chất liệu sơn dầu. Tác phẩm này và nhiều tác phẩm khác của ông được trưng bày và lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

- GV mở rộng kiến thức cho HS:

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh và lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác